Những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 74 - 77)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

2.3.1Những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

4 Dư nợ không có khả năng thu do: 858 100% 99 100%

2.3.1Những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý RRTD: với phương châm hoạt động “An toàn hiệu quả - hội nhập quốc tế - phát triển bền vững” nhằm thực hiện mục tiêu dần tự chủ về tài chính, công khai minh bạch, nâng cao độ tín nhiệm trên thị trường, mô hình tổ chức và hoạt động của NHPTVN đã có những thay đổi cơ bản theo hướng phù hợp với thị trường. Việc thành lập và hoàn thiện các bộ phận như Trung tâm xử lý nợ, Ban thẩm định, các Ban tín dụng trung ương, địa phương, Ban Kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính và Phòng Tổng hợp, Phòng Tín dụng tại Chi nhánh, Sở Giao dịch đã bước đầu tách bạch và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hoạt động tín dụng nhằm giúp NHPTVN nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế bớt RRTD.

Về việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng: NHPTVN đã bước đầu xây dựng chính sách tín dụng với định hướng tín dụng cho một số ngành, vùng kinh tế, quy định về phân cấp thẩm định đã phần nào đưa hoạt động tín dụng của NHPTVN phát triển theo đúng định hướng, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, hạn chế bớt rủi ro. Bên cạnh đó, NHPTVN cũng từng bước xây dựng, hoàn thiện các Quy chế, quy định về thẩm định, quy trình cho vay, đảm bảo tiền vay, XLRR, KTNB…đã tương đối phù hợp với quy định chung của pháp luật về hoạt động ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản.

Công tác thẩm định khách hàng, dự án:

NHPTVN đã bước đầu quy định được các nội dung, trình tự, trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình thẩm định khách hàng, dự án. Bước đầu đã quan tâm đến việc thẩm định năng lực của khách hàng, chủ đầu tư và đánh giá mức độ rủi ro qua việc phân tích độ nhạy của dự án. Đã xây dựng được hệ thống thông tin kinh tế - kỹ thuật của các dự án đầu tư để cung cấp thông tin trong quá trình thẩm định, QLRR.

Công tác kiểm tra nội bộ bước đầu được chú trọng, đổi mới và tăng cường: thông qua việc thành lập và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Ban Kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính, Phòng (hoặcTổ) kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh, Sở Giao dịch. Việc tự kiểm tra tại Chi nhánh và phúc tra, kiểm tra của Hội sở chính được

tiến hành khá thường xuyên, qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện ra nhiều sai sót, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay. Công tác KTNB cũng giúp phát hiện ra những bất cập nảy sinh liên quan đến các quy định về cho vay để có sự sửa đổi, bổ sung.

Về phân loại nợ và trích lập DPRR: mặc dù việc phân loại nợ của NHPTVN chưa thực hiện theo các quy định của NHNN, tuy nhiên với cách phân loại nợ theo chất lượng tín dụng và phân loại nợ theo nguyên nhân phát sinh rủi ro ở trên một mặt đã cung câp thông tin cho NHPTVN trong việc đánh giá khả năng trả nợ và xác định nguồn trả nợ của dự án; mặt khác là cơ sở quan trọng để xem xét áp dụng biện pháp xử lý thích hợp với từng khoản nợ quá hạn tuỳ theo nguyên nhân phát sinh. Hơn nữa, việc phân loại nợ còn cung cấp thông tin để NHPTVN phòng ngừa rủi ro qua việc hạn chế cho vay đối với các chủ đầu tư đang có dự án phát sinh nợ quá hạn, lãi treo.

Việc trích lập quỹ DPRR của NHPTVN được thực hiện đúng theo các quy định của Chính phủ, Bộ tài chính trong từng giai đoạn, tuy chưa căn cứ trên chất lượng tín dụng nhưng đã bước đầu tạo ra quỹ DPRR để bù đắp thiệt hại do nguyên nhân khách quan theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Xử lý rủi ro: nhằm mục tiêu hoàn thành cơ bản việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn năm 2007 -2009, việc XLRR của NHPTVN được tiến hành theo đúng các nội dung, trình tự được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 03/9/2004, Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007. NHPTVN đã thành lập Trung tâm xử lý nợ nhằm chủ trì thực hiện việc XLRR cho cả hệ thống, tại các Chi nhánh việc XLRR được giao cho Phòng Tín dụng chủ trì thực hiện, do vậy việc XLRR được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Với kết quả XLRR như đã nêu ở phần 2.2.2.2 đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 của NHPTVN giảm xuống còn 5,8% (năm 2006 là 6,9%), đây là một bước cố gắng lớn của NHPTVN trong việc thực hiện cơ cấu lại dư nợ, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 74 - 77)