Đối với Quốc hội, Chính phủ.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 112 - 114)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

3.3.1Đối với Quốc hội, Chính phủ.

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.3.1Đối với Quốc hội, Chính phủ.

- Quốc hội và Chính phủ cần cần sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, ổn định rõ ràng, có tính khả thi cao, đảm bảo các văn bản pháp luật được ban hành đi vào cuộc sống; tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

- Để đảm bảo khung pháp lý đủ mạnh, có tính ổn định cao phù hợp với đặc điểm tín dụng ĐTPT của Nhà nước, tại các nước, chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước và hoạt động của Ngân hàng phát triển đều được luật hoá bởi luật riêng. Việt Nam cũng cần học tập kinh nghiệm này, đến năm 2010, Quốc hội cần ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của NHPTVN phù hợp với các luật mới như: Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng và các Luật, văn bản hướng dẫn liên quan.

- Hoàn thiện nội dung của chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước và mô hình triển khai theo hướng: Đối tượng có trọng tâm, trọng điểm, cơ chế ưu đãi sát với thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHPTVN trong mọi hoạt động. Một số nội dung cụ thể của chính sách cần được quan tâm theo hướng:

+ Về đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT: tập trung hỗ trợ vào các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm; tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hoá ngành sản xuất công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH; hỗ trợ phát triển vùng miền khó khăn.

+ Nguyên tắc hỗ trợ: chỉ hỗ trợ cho các dự án phát triển có khả năng thu hồi vốn mà NSNN không nhất thiết phải hỗ trợ trực tiếp, các TCTD không muốn hoặc không đủ vốn cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao…

+ Lãi suất của tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo định hướng thị trường, NHPTVN tự quyết định lãi suất huy động và cho vay dựa trên tính khả thi, hiệu quả của dự án và uy tín của chủ đầu tư.

+ Bổ sung chức năng của NHPTVN theo hướng ngoài việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT và TDXK không vì mục đích lợi nhuận theo chính sách của Nhà nước, NHPTVN còn thực hiện kinh doanh một số dịch vụ ngân hàng. Trước mắt là triển khai dịch vụ thanh toán cho khách hàng và cho phép NHPTVN cho vay vốn lưu động đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại NHPTVN .

+ Rủi ro và XLRR được thực hiện phù hợp với thông lệ trong nước và quốc tế. + Cho phép NHPTVN thành lập Công ty khai thác tài sản (AMC) để hỗ trợ việc quản lý nợ, mua bán nợ.

- Chính phủ cần sớm hoàn thiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH các ngành, nghề và vùng lãnh thổ, đảm bảo sự ổn định thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể của nền kinh tế nói chung và tín dụng ĐTPT nói riêng.

- Chính phủ cần có biện pháp hữu hiệu điều tiết cung cầu thị trường đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, không để xảy ra những cú sốc lớn về giá, đặc biệt là đối với những hàng hoá nhạy cảm, thiết yếu với đời sống kinh tế như: điện, than, xăng, dầu, thép, xi măng…

- Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Quốc hội, Chính phủ cần thực hiện chặt chẽ, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, tăng tính minh bạch của nền kinh tế; xây dựng niềm tin và cũng là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính, nâng cao khả năng thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 112 - 114)