Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 57 - 71)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

2.2.2Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng

Mặc dù hoạt động cho vay của NHPTVN thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng như đã trình bày ở trên song hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà hậu quả của nó để lại cho NHPTVN là khá nặng nề. Có thể xem xét mức độ RRTD trong hoạt động cho vay của NHPTVN qua một số tiêu chí sau:

Tình hình Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn tại NHPTVN được tính theo số nợ gốc quá hạn; tỷ lệ nợ quá hạn được xác định bằng tỷ số giữa số nợ gốc quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của NHPTVN qua các năm như sau:

Bảng 2.10: Nợ quá hạn trong cho vay của NHPTVN.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Thời điểm

31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007

Tổng dư nợ 38.392 41.218 45.228 53.163

Lãi treo 1.050 1.171 2.191 2.116

Tỷ lệ nợ quá hạn 3,2% 4,2% 6,9% 5,8%

(Nguồn: Trung tâm Xử lý nợ - NHPTVN)

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn và lãi treo cuả NHPTVN là khá cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Đến 31/12/2007, số nợ gốc quá hạn là 3.084 tỷ đồng, chiếm tới 5,8% tổng dư nợ; số lãi treo cũng nên tới 2.116 tỷ đồng. Về cơ cấu nợ quá hạn năm 2007 theo ngành nghề, lĩnh vực được thể hiện trên Bảng 2.11:

Bảng 2.11: Nợ quá hạn năm 2007 phân theo ngành nghề, lĩnh vực.

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu Dư nợ Nợ quáhạn Tỷ lệ NQHtrên dư nợ trên tổng NQHTỷ trọng NQH

1 Mía đường 525 227 43,2% 7,4% 2 Đánh bắt xa bờ 763 386 50,6% 12,5% 3 Ngành điện 11.987 3 0,0% 0,1% 4 Xi măng 4.170 8 0,2% 0,3% 5 Dệt may 2.296 129 5,6% 4,2% 6 Sắt thép 2.258 96 4,3% 3,1% 7 Chế biến nông sản 2.810 391 13,9% 12,7% 8 Trồng rừng 1.830 107 5,8% 3,5% 9 Nuôi trồng thuỷ sản 320 92 28,8% 3,0% 10 Các lĩnh vực khác 26.204 1.645 6,3% 53,3% Tổng cộng 53163 3084 5,8% 100%

(Nguồn: Trung tâm Xử lý nợ - NHPTVN)

Số nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc chương trình mía đường và chương trình đánh bắt xa bờ, chế biến nông sản và nuôi trồng thuỷ sản….Riêng các dự án thuộc chương trình mía đường và đánh bắt hải sản xa bờ, số nợ quá hạn đã là 613 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng số nợ quá hạn trong cho vay của NHPTVN.

thực tế việc tính toán chỉ tiêu nợ quá hạn mới chỉ tính trên số nợ gốc quá hạn của các kỳ hạn mà chủ đầu tư không trả được nợ gốc chứ chưa tính trên toàn bộ dư nợ của khoản vay nên chưa thực sự phản ánh hết RRTD của NHPTVN, nếu tính trên toàn bộ dư nợ của khoản vay thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ lớn hơn rất nhiều.

Hiện nay, trong hệ thống NHPTVN chưa tồn tại khái niệm “nợ xấu” song căn cứ vào quy định của NHPTVN về phân loại nợ (sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần 2.2.2.2) thì tổng dư nợ được phân làm 4 nhóm: Nhóm 1(Dư nợ vay bình thường); Nhóm 2 (Dư nợ khó khăn tạm thời); Nhóm 3 (Dư nợ khó thu); Nhóm 4 (Dư nợ không có khả năng thu). Tình hình dư nợ vay phân theo các nhóm nợ qua các năm như sau:

Bảng 2.12: Cơ cấu tín dụng theo chất lượng.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ vay bình thường 34.854 90,8 33.940 82,3 35.527 78,6 46.527 87,5 Dư nợ có khó khăn tạm thời 1.020 2,7 4.151 10,1 6.078 13,4 3.434 6,5 Dư nợ khó thu 2.251 5,8 2.430 5,9 2.765 6,1 2253 4,2 Dư nợ không có khả năng thu 267 0,7 697 1,7 858 1,9 949 1,8 Tổng cộng 38.39 2 100 41.218 100 45.228 100 53.163 100

(Nguồn: Báo cáo phân loại dư nợ của NHPTVN (Quỹ HTPT) năm 2004, 2005,2006; 2007)

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ dư nợ các nhóm 2, 3, 4 có xu hướng tăng qua các năm, năm 2007 tỷ lệ dư nợ các nhóm này chiếm tới 12,5% tổng dư nợ.

Theo cách phân loại trên, trong trường hợp lạc quan nhất, giả sử toàn bộ dư nợ có khó khăn tạm thời (Nhóm 2) có thời gian quá hạn dưới 90 ngày và được coi là nhóm nợ cần chú ý, thì tỷ lệ nợ xấu của NHPTVN năm 2007 (bao gồm Dư nợ nhóm 3 và 4) cũng lên tới 6%.

Mức độ tập trung vốn cao, thời gian cho vay dài:

Do tính chất đặc thù của công tác tín dụng ĐTPT của Nhà nước, do vậy chỉ các dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi theo quy định của Nhà nước mới thuộc đối tượng vay vốn tại NHPTVN. Do vậy phần lớn các dự án vay vốn tại NHPTVN có tổng mức đầu tư, số vốn vay lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài và tập trung vào một số ít ngành nhất định như điện, xi măng, dệt may, chế biến nông lâm sản….Do vậy mức độ tập trung vốn của NHPTVN rất cao và chứa đựng nhiều rủi ro do khó tiến hành đa dạng hoá, ngoài ra thời gian cho vay dài cũng làm tăng mức độ RRTD của NHPTVN. Luỹ kế số vốn cho vay đến hết năm 2007 đối với một số ngành, chương trình trọng điểm được thể hiện trên Bảng số 2.13.

Bảng 2.13: Một số chương trình kinh tế vay vốn tại NHPTVN

STT Chương trình kinh tế Số dự án

cho vay

Số vốn vay (Tỷ đồng)

1 Điện 115 15.544

2 Thép 4 3.705

3 Xi măng 8 5.000

4 Tăng tốc ngành dệt may 61 2.500

5 Hạ tầng giao thông 80 7.500

6 Phát triển đội tàu biển 42 4.700

7 Xây dựng cơ sở đóng tầu 17 1.500

Tổng cộng 327 40.449

(Nguồn: Ban Tín dụng trung ương – NHPTVN)

Chỉ tính riêng năm 2007, trong tổng số số vốn giải ngân trong năm là 21.684 tỷ đồng thì số vốn giải ngân cho 70 dự án nhóm A có kế hoạch giải ngân trong năm đã lên tới 15.886 tỷ đồng, chiếm tới 73,26% số vốn giải ngân, tổng mức đầu tư của 70 dự án nhóm A này lên đến 280.614 tỷ đồng, trong đó số vốn cho vay của NHPTVN là 59.940 tỷ đồng, chiếm 21% tổng mức đầu tư. Cụ thể một số dự án nhóm A có số vốn vay lớn và thời gian vay vốn dài tại NHPTVN như sau:

Bảng 2.14: Một số dự án nhóm A vay vốn tại NHPTVN. ST T Dự án đầu tư Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Vốn vay NHPTVN (tỷ đồng) Thời hạn vay vốn (năm)

1 Thuỷ điện Sơn La 43.717 4.000 12

2 Thuỷ điện Tuyên Quang 7.522 2.894 10

3 Nhà máy xi măng Hạ Long 5.219 1.026 10

4 Nhà máy xi măng Sông Gianh 3.197 1.190 13

5 Nhà máy thép Phú Mỹ 2.344 1.109 9

6 Mở rộng nhà máy – Công ty gang thép Thái Nguyên

3.844 1.605 10

7 Nhà máy nước Thủ Đức công suất 300.000 m3/ngày

1.547 1.047 12

8 Xây dựng vùng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000-2010.

1.025 959 13

9 Cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Hoà Khánh.

871 713 9

10 Nhà máy lọc dầu Dung Quất 40.000 16.000 12

(Nguồn: Ban Tín dụng trung ương – NHPTVN)

Ngoài ra, để thực hiện chính sách phát triển các vùng, miền khó khăn, NHPTVN cũng thực hiện cho vay đối với nhiều dự án tại các khu vực này với số vốn chiếm khoảng 32% tổng số vốn cho vay, do vậy mức độ RRTD của NHPTVN đối với các dự án này cũng cao hơn. Bên cạnh đó, nhiều dự án, chương trình vay

vốn tại NHPTVN có tỷ lệ sinh lời thấp, mục tiêu xã hội cao như chương trình kiên cố hoá kênh mương với số vốn cho vay khoảng 6.930 tỷ đồng, các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông với số vốn khoảng 7.500 tỷ đồng…và nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới như thăm dò tài nguyên, lĩnh vực công nghệ cao…Các dự án này có mức độ rủi ro rất cao hoặc hiệu quả tài chính thấp cũng làm tăng mức độ RRTD cho NHPTVN.

Rủi ro tín dụng tại một số chương trình kinh tế:

Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ:

Chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi để đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ được khởi động từ tháng 6/1997, nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản, được giao cho Bộ Thuỷ sản phối hợp với Quỹ HTPT (nay là NHPTVN) và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện ở 29 tỉnh, thành phố ven biển.

Đến tháng 6/2003, tổng số vốn đã cho vay ưu đãi là 1.338 tỷ đồng, ngư dân cả nước đã đóng mới và cải hoán được 1.362 con tàu thành tàu đánh bắt xa bờ (bình quân mỗi con tàu ngư dân vay vốn khoảng 1 tỷ đồng). Trong đó riêng Quỹ HTPT đã cho vay tổng số là 1.033 tỷ đồng để đầu tư 777 dự án, đóng mới và cải hoán được trên 1.001 con tàu trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố.

Đến 31/12/2004 tổng dư nợ còn lại là 948 tỷ đồng, trong đó nợ gốc quá hạn kéo dài là 391 tỷ đồng, chiếm 41% dư nợ của chương trình và chiếm 32% tổng số nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn của Quỹ HTPT. Thực hiện Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg ngày 08/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ vay của chương trình này (bán đấu giá để thu hồi nợ vay, khoanh nợ, xoá nợ, chuyển đổi chủ đầu tư…) nhưng khả năng thu hồi qua hình thức bán đấu giá chỉ được khoảng 10% số vốn đầu tư. Đến 31/12/2007, dư nợ vay còn lại của chương trình là 763 tỷ đồng, quá hạn 386 tỷ đồng chiếm 65% dư nợ, bằng 12,5% tổng nợ gốc quá hạn của NHPTVN, lãi quá hạn là 309 tỷ đồng, bằng 15% tổng lãi treo của NHPTVN; đến nay đã bán được 814/1.016 con tàu đã được định giá với số tiền thu được sau bán đấu giá là 134 tỷ đồng, bằng khoảng 18% dư nợ, số tàu đã bán chủ yếu là tàu của

các pháp nhân (521 con tàu). Trong cơ cấu dư nợ của chương trình đánh bắt hải sản xa bờ thì dư nợ thông thường là 12 tỷ đồng (chiếm 1,6%), dự nợ khó khăn tạm thời là 13 tỷ đồng (1,7%) , dư nợ khó thu là 100 tỷ đồng (13,1%), dư nợ không có khả năng thu chiếm tới 638 tỷ đồng (bằng 83,6% dư nợ).

Có thể nêu một số nguyên nhân chính khiến chương trình đánh bắt hải sản xa bờ thất bại như sau:

- Thứ nhất, các dịch vụ trên bờ, dưới biển không đồng bộ (cung ứng xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thu mua theo giá thị trường, bảo quản, chế biến….). Trang bị phương tiện không đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là phương tiện thông tin liên lạc; Dự báo thời tiết kém nên ngư dân không tránh được bão, chịu thiệt hại nặng nề. Giá xăng dầu trong giai đoạn 2005-2007 biến động theo hướng tăng khiến cho quá trình đánh bắt cá xa bờ gặp nhiều khó khăn. Nhiều tàu không thể ra khơi và ngư dân tiếp tục ngập sâu vào những món nợ khó đòi.

- Thứ hai, tàu cá Việt Nam không tối tân bằng tàu đánh cá nước ngoài nhất là tàu Trung Quốc nên tàu Việt Nam không thể cạnh tranh với tàu Trung Quốc tại các ngư trường đánh bắt chung của hai nước.

- Thứ ba, tham ô, tham nhũng và tình trạng đầu tư theo phong trào, cố vẽ ra dự án để vay vốn Nhà nước (ví dụ, tỉnh Thanh Hoá có tất cả khoảng 50 hợp tác xã nghề cá ra đời chỉ để vay vốn. Hầu hết các xã viên chưa hề đi biển nên sau khi thành lập và vay vốn, các hợp tác xã này tự giải tán). Tổng số tiền sai phạm đã được làm rõ là 110 tỷ đồng bao gồm các vụ tham ô, chiếm dụng vốn. Theo công bố của Thanh tra Chính phủ sau khi điều tra khảo sát kể từ tháng 10/2004 thì hiệu quả kinh tế của dự án rất thấp. Trong số 1.000 tàu được cải tiến hoặc đóng mới, có đến khoảng 520 tàu đánh bắt không có lời và 250 tàu nằm bờ, không đi biển.

Chương trình mía đường:

Từ năm 2002, cả nước xây dựng 44 nhà máy đường (trong đó có 6 nhà máy từ nguồn vốn FDI), tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy trên lên tới 10.050 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu

tư bao gồm vốn ODA cho vay lại và vốn vay các NHTM và Quỹ HTPT (nay là NHPTVN), trong đó Quỹ HTPT cho vay 28 nhà máy đường và vùng nguyên liệu với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng bao gồm 650 tỷ đồng vốn trong nước và trên 800 tỷ đồng vốn ODA cho vay lại, tổng sản lượng đường đạt trên một triệu tấn.

Đại đa số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, số lỗ luỹ kế của 36 doanh nghiệp vượt con số 2.000 tỷ đồng. Rất nhiều nhà máy sau một số năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí nhiều nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư (ví dụ: Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư 161,1 tỷ đồng). Cả nước có 42 nhà máy đường, thì chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy chỉ đạt từ 50 -80% công suất, cá biệt có tới 5 nhà máy đạt dưới 50% công suất. Khi thấy trồng mía không có lãi, hàng loạt nông dân đã chặt phá bỏ mía, trồng loại cây khác có hiệu quả hơn; đời sống của nông dân kém ổn định.

Mặc dù đã có hàng loạt chính sách cho phép giảm lãi suất cho vay, giãn nợ nhưng vẫn không trả được nợ. Tính đến hết 2005, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là rất thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, dư nợ vốn cho vay trong nước của NHPTVN là 525 tỷ đồng, nợ gốc quá hạn 227 tỷ đồng, chiếm 38% dư nợ của chương trình này, bằng 7,4% tổng nợ gốc quá hạn của NHPTVN; Lãi quá hạn 130 tỷ đồng, bằng 6,1% tổng lãi treo của NHPTVN. Trong cơ cấu dư nợ của chương trình thì dư nợ vay thông thường là 276 tỷ đồng (chiếm 52,6% dư nợ), dư nợ khó khăn tạm thời là 19 tỷ đồng (chiếm 3,6%), dư nợ khó thu là 132 tỷ đồng (chiếm 25,1%), dư nợ không có khả năng thu là 97 tỷ đồng (chiếm 18,5%). Giống như chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, chương trình mía đường đã thất bại thảm hại.

Nguyên nhân chính khiến chương trình mía đường thất bại:

- Thứ nhất, vùng nguyên liệu và tập quán canh tác chưa đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp cho một ngành công nghiệp. Những nhà máy đường đặt nhầm chỗ, không có nguyên liệu, công nghệ lạc hậu, thua lỗ, hậu quả đến nay vẫn chưa giải

quyết hết được. Trên thực tế, diện tích trồng mía bị phân tán rải rác, không khuyến khích nông dân và không trở thành vùng nguyên liệu vệ tinh tập trung. Những yếu tố này đẩy giá thành sản xuất tăng do giá xăng dầu tăng và chi phí vận chuyển trung gian; dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm, mất khả năng trả nợ.

- Thứ hai, không có một quy chuẩn kỹ thuật tối thiểu hay tối đa nào cho các nhà máy đường, do vậy lãng phí vốn đầu tư, kể cả vốn tín dụng Nhà nước.

- Thứ ba, khâu lưu thông nguyên liệu và sản phẩm đường lâu nay dường như bỏ ngỏ. Các nhà máy chưa tạo được hệ thống thu mua nguyên liệu nên bị giới trung gian đẩy giá mía lên.

- Thứ tư, chưa chú trọng khâu tái chế phế phẩm. Trong hoàn cảnh các nhà máy với công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thu hồi đường thấp, đầu ra phi sản phẩm quá lớn, trong khi khâu tái chế phế phẩm yếu kém nên lãng phí rất lớn.

- Thứ năm, chính sách điều hành vĩ mô cân đối cung cầu đường còn bị động: thiếu thì nhập khẩu và được bổ sung bằng nhập lậu. Thừa thì nông dân thay mía bằng lúa, ngô hay trồng cây khác; cơ quan chức năng luôn yếu thế trong chống buôn lậu.

- Thứ sáu, khâu dự báo nhu cầu thị trường đường còn yếu.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 57 - 71)