Đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu để thu hồi nợ

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 109 - 110)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.10 Đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu để thu hồi nợ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng đó chính là không xác định rõ ràng đâu là nợ xấu. Đồng thời từ đó không đưa ra được quy trình xử lý một cách triệt để, tận thu cho ngân hàng sao cho ít thiệt hại nhất.

Do vậy để hạn chế nợ xấu, NHPTVN trước hết cần phải nhận biết kịp thời các dấu hiệu phát sinh nợ xấu để có cơ chế hạn chế, ngăn chặn phát sinh. Tiếp đó cần phải xây dựng một chính sách, thủ tục xử lý nợ xấu có hiệu quả. Thông thường, quy trình xử lý nợ xấu bao gồm các bước sau đây:

* Khi một khoản nợ đã được xác định là nợ xấu, ngay lập tức được chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Tại thời điểm này, tài liệu về nợ xấu phải được hoàn thiện với những chứng cứ về tình trạng nguyên nhân xuống hạng của nợ xấu. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng có khoản nợ được chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu phải có trách nhiệm thông báo cho cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ xấu những thông tin cần thiết.

* Hoàn thành việc rà soát nợ xấu: cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ xấu phải tiến hành thu thập các thông tin cập nhật để đánh giá tình trạng của khách hàng như tài liệu liên quan đến khoản vay, tài sản đảm bảo, khả năng và thiện chí của khách hàng, tình hình tài chính, đánh giá khả năng ưu tiên của các chủ nợ….

* Tiến hành các hành động để bảo vệ vị thế của ngân hàng (như bổ sung thêm tài sản đảm bảo…).

* Xác định chiến lược giải quyết và kế hoạch hành động: thông thường có 2 chiến lược sau.

- Chiến lược “duy trì”: áp dụng khi khách hàng có đủ điều kiện khả thi để NHPTVN giữ lại mối quan hệ. Các điều kiện đó bao gồm: (i) Khách hàng phải thành thật, quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, có ý thức chấp nhận hoàn trả món nợ; (ii) khách hàng phải thể hiện được khả năng trả nợ từ dòng tiền mặt thông thường và khả năng trả nợ từ việc bán tài sản và/hoặc từ dòng tiền mặt trong tương lai.

Các biện pháp thực hiện: gia hạn nợ; cấp thêm tín dụng; chuyển nợ vay thành vốn cổ phần; chứng khoán hoá các khoản nợ.

- Chiến lược “rút lui”: áp dụng đối với khoản vay không có khả năng hoàn trả cần phải thanh lý hoặc xoá nợ.

Các biện pháp thực hiện như: bán nợ; xử lý tài sản đảm bảo; chuyển sang công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền đối với khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước; thu hồi nợ qua các thủ tục pháp lý như khởi kiện, yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản….Đối với các khoản vay thuộc đối tượng xử lý rủi ro thì thực hiện các thủ tục về xử lý rủi ro theo đúng quy định của Nhà nước.

* Ghi chép khoản cho vay vào danh mục theo dõi và danh sách quản lý: Để phục vụ cho mục đích giám sát, toàn bộ các khoản nợ xấu cần phải được theo dõi trong “Danh sách theo dõi” hay “Danh sách kiểm soát”. Đây là hệ thống thông tin cập nhật, tổng hợp được vi tính hoá để cung cấp khả năng tiếp cận và theo dõi một cách dễ dàng cho các cán bộ tín dụng cũng như xử lý nợ.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 109 - 110)