Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 102 - 103)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

3.2.6Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay.

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.6Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay.

Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là một biện pháp quan trọng nhằm hạn chế RRTD đối với ngân hàng nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay đòi hỏi cán bộ tín dụng phải quán triệt các nguyên tắc sau:

- Tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, hạn chế việc chuyển tiền cho chủ đầu tư; chỉ thực hiện giải ngân khi khách hàng xuất trình đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, trường hợp còn thiếu, khách hàng phải có cam kết bổ sung, hoàn thiện; việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của NHPTVN.

- Định kỳ, có thể hàng quý, 6 tháng hoặc 01 năm, các báo cáo tài chính của tất cả các khách hàng cần được rà soát bởi các cán bộ tín dụng chuyên quản. Việc rà soát đó phải đi kèm với việc rà soát hồ sơ khoản vay, công việc rà soát cũng bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố liên quan tới đề xuất tín dụng phê duyệt ban đầu, cập nhật mọi thông tin có liên quan. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cần tiến hành rà soát ngay.

- Thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình tài sản BĐTV, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách thường xuyên, tối thiểu 6 tháng một lần đối với các khoản vay có dư nợ vay bình thường và 3 tháng một lần đối với các khoản vay phát sinh nợ quá hạn hoặc có dấu hiệu suy giảm về khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể:

+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay thông qua xem xét hồ sơ giải ngân và hiện trường của dự án, trong đó phải đặc biệt coi trọng việc kiểm tra hiện trường của dự án.

+ Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, dự án thông qua việc xem xét đánh giá các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng, trong đó cần chú trọng sử dụng kết quả kiểm toán độc lập.

+ Kiểm tra đánh giá hiện trạng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản BĐTV: định kỳ cần đánh giá lại hiện trạng, giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản BĐTV để có biện pháp bảo đảm bổ sung trong trường hợp có sự giảm sút lớn về giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản BĐTV.

- Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản và phải khẳng định được ít nhất các nội dung sau: (i) Xác định khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thoả thuận tại hợp đồng tín dụng; (ii) Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với giá trị vốn vay đã phát, tình hình sử dụng và giá trị của tài sản BĐTV; (iii) Khách hàng có vi phạm cam kết tại hợp đồng tín dụng, có báo cáo ngân hàng trung thực; (iv) Các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng phải quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán trong hệ thống NHPTVN để tránh hiện tượng khi tiền thanh toán về, khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả cho NHPTVN.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm quản lý, giám sát tiền vay của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay, NHPTVN cần phải ràng buộc khoản vay với các loại bảo hiểm khác về tài sản và hoạt động kinh doanh như bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm cháy nổ, hoả hoạn; bảo hiểm phương tiện vận tải…tạo thành “hàng rào” che chắn rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 102 - 103)