Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro như đối với các Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 107 - 109)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.9 Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro như đối với các Ngân hàng thương mạ

với các Ngân hàng thương mại

* Về phân loại nợ vay: Phân loại nợ là việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, định mức để xác định mức độ rủi ro của các khoản nợ, từ đó xếp chúng vào các nhóm nợ có chất lượng khác nhau. Việc phân loại nợ chính xác sẽ giúp NHPTVN đánh giá đúng chất lượng tín dụng và có biện pháp quản lý phù hợp đối với từng khoản nợ nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản nợ.

Hiện nay, NHPTVN đang tiến hành phân loại nợ vay thành 4 nhóm (như đã phân tích ở phần trên) và chủ yếu dựa trên tiêu chí định lượng (thời gian quá hạn của khoản vay), chưa chú trọng và có quy định cụ thể đánh giá yếu tố định tính của khoản vay. Do vậy, kết quả phân loại nợ chưa chính xác, chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng, để từ đó có các biện pháp quản lý cho phù hợp.

Để quản lý nợ có hiệu quả, NHPTVN cần nghiên cứu áp dụng hệ thống phân loại nợ chặt chẽ hơn theo hướng tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế số 30 và theo hướng dẫn của uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng. Hệ thống phân loại nợ theo các mức độ rủi ro cũng cần phải tương đồng với hệ thống của các NHTM ở Việt Nam để cải thiện tính so sánh, dễ hiểu và từ đó nâng cao độ minh bạch hoạt động của NHPTVN. Nên phân loại nợ thành 5 nhóm theo mô hình đề xuất của Ngân hàng thế giới, đã được cụ thể hoá cho các NHTM. Trong giai đoạn đầu, NHPTVN có thể áp dụng hệ thống phân loại dựa trên rủi ro và lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25tháng 4 năm 2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam; nội dung chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo.

* Về trích lập DPRR: Hiện tại, cơ chế trích lập DPRR của NHPTVN còn nhiều bất cập, việc trích lập DPRR không dựa trên kết quả phân loại nợ mà thực hiện trích theo tỷ lệ cố định (0,5%) trên dư nợ bình quân cho vay. Do vậy, để có nguồn bù đắp các rủi ro, NHPTVN cần cải tiến cách phân loại nợ theo hướng:

- Dự phòng cụ thể cần được lập cho tất cả các hoạt động tín dụng.

- Tính toán dự phòng cụ thể theo Quyết định tại Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

- Trích lập khoản dự phòng chung cho hoạt động nghiệp vụ: dự phòng chung cần được lập cho tất cả hoạt động tín dụng (khi NHPTVN có trách nhiệm về rủi ro).

* Đối với việc sử dụng quỹ DPRR để XLRR: cần tăng cường tính chủ động, thẩm quyền của NHPTVN trong việc sử dụng quỹ dự phòng để XLRR (tăng thẩm quyền của Chủ tịch HĐQL, Tổng Giám đốc NHPTVN đối với một số trường hợp

xoá nợ gốc, lãi thay vì phải trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính như hiện nay).

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w