TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2007 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 45)

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng phát triển Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank – VDB) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) và kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Quỹ HTPT.

Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN) có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Hoạt động của NHPTVN không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHPTVN được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN. Thời gian hoạt động của NHPTVN là 99 năm.

Mặc dù NHPTVN là một định chế tài chính mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng chính sách tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước thì đã được thực hiện từ trước đó khá lâu bởi các đơn vị khác nhau như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tổng cục ĐTPT (Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia), Quỹ HTPT. Cụ thể:

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam; thực hiện cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước từ năm 1957 đến năm 1994, sau đó chuyển giao nhiệm vụ này cho Tổng cục ĐTPT trực thuộc Bộ tài chính.

- Tổng cục ĐTPT và Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia: Tổng cục ĐTPT được thành lập theo Nghị định số 187/CP ngày 10/12/1994 của Chính phủ, là tổ chức trực thuộc Bộ tài chính có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính ĐTPT, tổ chức thực hiện cấp phát vốn NSNN đầu tư và vốn

tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, chương trình theo danh mục cho Chính phủ quyết định.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia là một tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 808/TTg ngày 9/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ để cho vay đối với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và giao cho Tổng cục ĐTPT quản lý Quỹ. Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/01/1996.

- Quỹ HTPT: Tháng 07/1999, Quỹ HTPT được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Tổng cục ĐTPT và Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Quỹ HTPT là một tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiện chính sách hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước thông qua việc cho vay, thu nợ các dự án đầu tư; bảo lãnh vay vốn đối với các chủ đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh đối với các quỹ đầu tư; HTLS đối với các dự án ưu đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn. Quỹ HTPT thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT và TDXK của Nhà nước cho đến khi NHPT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động (ngày 01/7/2006).

Như vậy, kể từ ngày 01/7/2006, NHPTVN là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức và thực thi chính sách tín dụng ĐTPT và TDXK của Nhà nước. So với mô hình hoạt động của Quỹ HTPT, NHPTVN có đầy đủ chức năng hoạt động của một ngân hàng mà trước đây Quỹ HTPT chưa thực hiện được như được tổ chức huy động vốn dưới các hình thức theo quy định của pháp luật, được tổ chức hoạt động thanh toán đối với khách hàng, thực hiện các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển Việt Nam.

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ.

Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì Ngân hàng phát triển Việt Nam được thành lập nhằm thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT và TDXK của Nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ của NHPTVN bao gồm:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.

- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức:

Theo quy định tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPTVN, cơ cấu tổ chức của NHPTVN bao gồm:

- Hội đồng quản lý: bao gồm 6 thành viên, trong đó có 3 thành viên chuyên trách là Chủ tịch Hội đồng quản lý, Trưởng Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc NHPT; 3 thành viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó thống đốc NHNN Việt Nam.

- Ban Kiểm soát: bao gồm Trưởng ban và một số thành viên chuyên trách. - Bộ máy điều hành: Hội sở chính, các Chi nhánh, Sở Giao dịch, Văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

Hiện nay, bộ máy điều hành của NHPTVN có 20 đơn vị tham mưu (Văn phòng, các Ban nghiệp vụ, các Trung tâm) tại Hội sở chính; 60 Chi nhánh tại các khu vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2 Sở Giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 1 Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức của NHPTVN được thể hiện ở Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHPTVN

2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2006 và năm 2007, công tác huy động vốn của NHPTVN (trước là Quỹ HTPT) đã đạt được những bước tiến đáng kể không chỉ về khối lượng vốn huy động được mà còn cải thiện mạnh mẽ cơ cấu nguồn vốn (tăng vốn huy động có kỳ hạn dài, giảm vốn huy động có kỳ hạn ngắn). Nguồn vốn huy động được từ các Chi nhánh NHPT đã đảm bảo nhu cầu vốn để cho vay xuất khẩu và đáp ứng một phần nhu cầu vốn để cho vay trung, dài hạn. Trong năm 2007, NHPTVN đã huy động được 34.992 tỷ đồng tăng 3.885 tỷ đồng (hay 12%) so với năm 2006. Trong đó từ nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 24.295 tỷ đồng (chiếm 69% tổng số vốn huy động toàn hệ thống) tăng 14.245 tỷ đồng hay 142% so với năm 2006, Chi nhánh huy động 7.296 tỷ đồng và từ các nguồn khác là 3.401 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

TỔNG GIÁM ĐỐC(HỘI SỞ CHÍNH) (HỘI SỞ CHÍNH)

BAN KIỂM SOÁT

SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐẠI DIỆN

Bảng 2.1: Huy động vốn của NHPTVN (Quỹ HTPT)

Đơn vị: tỷ đồng.

STT Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 45)