Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 96)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

3.2.3Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.3Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro

Để hạn chế RRTD, NHPTVN phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLRR phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận QLRR ở Hội sở chính và ở các Chi nhánh để tham mưu giúp các cấp lãnh đạo NHPTVN ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về QLRR, nhất là quản lý RRTD. Cụ thể mô hình QLRR như sau:

Hội đồng quản lý, thông qua Uỷ ban QLRR sẽ phê duyệt chiến lược rủi ro và kế hoạch QLRR của NHPTVN, chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tổng thể, chính sách và sự tuân thủ với những luật định tác động tới NHPTVN cả từ nội bộ và bên ngoài của ngân hàng.

Thành lập Uỷ ban QLRR để giám sát và đảm bảo là văn hoá, thông lệ và hệ thống quản lý rủi ro thiết yếu trong ngân hàng đều được thực hiện trong toàn ngân hàng, để xem xét chính sách và phản ứng của ngân hàng trước những rủi ro và xu hướng mới phát sinh, rà soát vấn đề tuân thủ và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro trong ngân hàng. Uỷ ban QLRR bao gồm các thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý làm chủ tịch, Trưởng Ban kiểm soát, Lãnh đạo các Ban liên quan như Tài chính - Kế toán, Kế hoạch - Tổng hợp, Ban QLRR, các Ban tín dụng. Uỷ ban QLRR còn thực hiện chức năng của một Hội đồng xử lý rủi ro như xem xét việc

phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng; quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro; đánh giá tình hình thu nợ đối với các khoản nợ đã được XLRR.

Ban điều hành NHPTVN có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro lớn đối với NHPTVN và thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro có hiệu quả.

Bộ phận QLRR (có thể thành lập Ban QLRR) ở Hội sở chính có chức năng nghiên cứu, xây dựng các chính sách QLRR; xây dựng các quy trình, phương pháp và thủ tục QLRR để đảm bảo thực hiện được việc: nhận diện, đo lường, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý, phòng ngừa rủi ro phù hợp với điều kiện thực tế của NHPTVN trong từng thời kỳ. Ở các Chi nhánh, bộ phận QLRR (có thể là Phòng QLRR) có nhiệm vụ chủ yếu là phân tích và phòng ngừa RRTD; theo dõi, phân tích và xếp hạng khách hàng có nợ xấu để đề xuất biện pháp XLRR cho phù hợp.

Bộ phận QLRR hoạt động theo nguyên tắc không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro. Để thực hiện được nguyên tắc này, nhằm đảm bảo tính độc lập của bộ phận QLRR, NHPTVN phải tiến hành rà soát, quy định lại chức năng của các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến quá trình tạo ra rủi ro (trong đó quan trọng nhất là của Ban thẩm định và các Ban tín dụng ở Hội sở chính; Phòng Tổng hợp và các Phòng Tín dụng ở Chi nhánh) theo đó những chức năng liên quan đến giám sát rủi ro phải được chuyển giao cho bộ phận QLRR đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, NHPTVN cũng cần phải xúc tiến thành lập các bộ phận có chức năng hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc QLRR, trước mắt là phải thành lập Hội đồng tín dụng để xem xét các dự án và tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc quyết định cho vay đối với các dự án quy mô lớn hoặc có mức độ rủi ro cao; đồng thời Hội đồng tín dụng cũng thực hiện phán quyết tín dụng trong phạm vi được Tổng giám đốc phân cấp. Hội đồng này bao gồm các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong việc thẩm định; thành viên là Lãnh đạo của NHPTVN và Lãnh đạo các Ban nghiệp vụ liên quan như Thẩm định, Tín dụng, Kế hoạch - Tổng hợp.

Với các bộ phận có chức năng QLRR được thành lập như trên, hệ thống QLRR tại NHPTVN có thể được thể hiện qua Sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống QLRR tại NHPTVN

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 96)