Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 98 - 99)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

3.2.4Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.4Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn

dự án vay vốn

Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo chủ đầu tư/doanh nghiệp/khách vay nhằm khắc phục tình trạng hiện nay một Doanh nghiệp vay vốn ở nhiều Chi nhánh để đầu tư các dự án khác nhau nhưng thông tin không được cập nhật, liên kết, quản lý tín dụng chỉ theo dự án như hiện nay. Việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, dự án vay vốn là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng khoản vay.

Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.

Khi thẩm định dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, cán bộ thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin về các dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra nhận định chính xác cũng như tìm hiểu lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật của dự án. Đối với những dự án vay vốn lớn, có tính chất phức tạp, NHPTVN có thể xem xét thuê các tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay. Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong khi

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUẢN LÝ BAN ĐIỀU HÀNH UỶ BAN QLRR HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG BAN QLRR SỞ GIAO DỊCH VÀ CHI NHÁNH BAN THẨM ĐỊNH, TÍN DỤNG

thẩm định, cán bộ thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, từ đó so sánh, đánh giá dự án và quyết định cho vay. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (như NPV, IRR, BCR….), NHPTVN cần quy định chi tiết việc phân tích độ nhậy để đánh giá rủi ro của dự án; tiến tới nghiên cứu các đại lượng thống kê toán học (kỳ vọng toán; phương sai; độ lệch chuẩn) để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố biến động đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.

Trong các nội dung thẩm định, cán bộ thẩm định cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư. Việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng có thể áp dụng mô hình 6C như đã trình bầy ở phần trên. Thẩm định tài chính giúp ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư. Nếu khách hàng thực sự có được các dự án khả thi và có đủ năng lực để thực hiện dự án thì sẽ hạn chế được RRTD. Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng để nhận biết những thông tin nào là chính xác hay không chính xác. Ngoài ra, nhiều khách hàng không lập hoặc lập không đúng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mà đây là loại báo cáo tài chính rất quan trọng giúp cán bộ thẩm định đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, cán bộ thẩm định phải tự lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng trên cơ sở thông tin tài chính thu thập được để đưa ra những nhận định chính xác.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là quá trình tư vấn cho khách hàng sao cho sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thẩm định, cán bộ thẩm định không chỉ thẩm định khi cho vay mà cả sau khi cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án sau được tốt hơn.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 98 - 99)