Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 82)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

4 Dư nợ không có khả năng thu do: 858 100% 99 100%

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ dự án phát triển và cơ chế của Nhà Nước:

- Do đối tượng vay vốn thay đổi thường xuyên nên NHPTVN khó duy trì được quan hệ lâu dài với khách hàng; lãi suất vay vốn quá thấp trong đó lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay trong hạn của các NHTM do vậy dễ phát sinh rủi ro đạo đức do khách hàng không muốn trả nợ hoặc không nỗ lực trả nợ….Ngoài ra đối tượng vay vốn tại NHPTVN cũng chỉ tập trung trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn nhất định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ, do vậy NHPTVN rất khó khăn trong việc đa dạng hoá để hạn chế rủi ro.

- Do đặc điểm của bản thân các dự án phát triển cũng tiềm ẩn nguy cơ RRTD cao hơn như: quy mô vốn đầu tư lớn, thời hạn thực hiện thường dài (từ

10-15 năm), thường đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

- Tài sản BĐTV của các dự án phát triển vay vốn tại NHPTVN thường là tài sản hình thành từ vốn vay, có giá trị thường thấp hơn so với giá trị khoản vay, hơn nữa lại mang tính đặc thù; chẳng hạn đó có thể là những tài sản cố định lớn, tính thanh khoản thấp (nhà máy thép, xi măng, công trình giao thông…) hoặc là những tài sản dễ bị tổn thất, mất mát (rừng nguyên liệu, đàn bò sữa, trại nuôi tôm…), do đó trong trường hợp đơn vị vay vốn không trả được nợ thì NHPTVN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát mại tài sản BĐTV để thu hồi nợ, thậm chí trong nhiều trường hợp, dự án không còn tài sản BĐTV để phát mại.

- Do NHPTVN phải cho vay nhiều dự án theo chỉ định của các cấp chính quyền, trong đó có nhiều dự án, chương trình không có hiệu quả và có độ rủi ro cao (như chương trình mía đường, đánh bắt hản sản xa bờ…). Các dự án này thường áp dụng các quy định riêng về điều kiện vay vốn, tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, đấu thầu, về đảm bảo tiền vay…Chính những quy định này đã tiềm ẩn nguy cơ xảy ra RRTD cho NHPTVN.

- Do NHPTVN vừa là tổ chức soạn thảo các chính sách về tín dụng ĐTPT (để trình Thủ tướng), vừa là tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động tài trợ cho các dự án phát triển. Vì vậy, trong chừng mực nào đấy, chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước mang tính chủ quan của chính NHPTVN, thiếu tính minh bạch, kém hiệu quả. Điều đó lại dẫn đến nguy cơ RRTD cho chính bản thân NHPTVN.

Nguyên nhân từ phía NHPTVN:

- Do nhiều Chi nhánh NHPT chạy theo thành tích, muốn tăng dư nợ, bỏ qua một số điều kiện quy định…để thu hút khách hàng, đặc biệt là mỗi khi có sự thay đổi đối tượng được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng ĐTPT. Điều này đã tạo ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các Chi nhánh, thậm chí làm giảm nguồn thu của toàn hệ thống NHPTVN. Việc tăng trưởng tín dụng ở một số Chi nhánh chưa phù hợp với năng lực quản lý và trình độ cán bộ tín dụng của Chi nhánh.

định hệ thống giới hạn tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ…) nên việc quản lý và hạn chế RRTD còn yếu kém. Ngoài ra việc chậm ban hành các quy trình tín dụng, sổ tay nghiệp vụ, đặc biệt là mỗi khi có sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước cũng dẫn đến việc thực thi các quy định này còn chưa thống nhất và gặp nhiều sai sót.

- Do trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, thẩm định của NHPTVN còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ….còn nhiều bất cập nên không đánh giá được hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án, phương án sản xuất kinh doanh; năng lực và uy tín của khách hàng.

- Một số cán bộ không đáp ứng được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng công việc được giao để làm giàu bất chính, thông đồng với khách hàng, cố tình làm trái các quy định của Nhà nước và của NHPTVN trong quá trình thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ vay..

- Do khâu kiểm soát giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay thiếu thường xuyên và chưa được chặt chẽ, dẫn đến nhiều trường hợp vốn vay bị chiếm đoạt và sử dụng sai mục đích. Việc kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, tài sản BĐTV của khách hàng còn mang tính hình thức. Công tác kiểm tra nội bộ còn nhiều bất cập như thiếu tính độc lập,việc kiểm tra mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện các sai sót về thủ tục để hoàn thiện chứ chưa đưa ra được những cảnh báo sớm để phòng ngừa và xử lý rủi ro.

- Do NHPTVN chưa triển khai được hệ thống thanh toán nên khách hàng vay vốn phải mở tài khoản giao dịch và thanh toán tại các NHTM, do vậy NHPTVN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát mục đích tiền vay, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như gặp khó khăn trong kiểm soát dòng tiền của khách hàng và thu hồi nợ vay. Nhiều trường hợp NHPTVN không thể thu hồi nợ kịp thời khi khách hàng có nguồn thu do khách hàng đã sử dụng nguồn thu vào việc khác mà không trả nợ cho NHPTVN, hoặc chính NHTM giữ tài khoản của khách hàng đã thu nợ trước do nhiều đơn vị vay vốn tại NHPTVN cũng đồng thời là con

nợ của các NHTM.

- Do NHPTVN chưa được cho vay vốn lưu động đối với khách hàng nên nhiều dự án khi hoàn thành đi vào sử dụng thì không đủ vốn lưu động để hoạt động, dẫn đến không phát huy được hiệu quả, chủ đầu tư không trả được nợ.

- Do cơ sở hạ tầng kỹ thuật của NHPTVN đặc biệt là về công nghệ thông tin còn kém nên việc khai thác các thông tin phòng ngừa rủi ro rất hạn chế. Hiện tại, các phần mềm nghiệp vụ của NHTVN còn nhiều hạn chế, chưa kết nối liên thông với nhau một cách đồng bộ, chưa cập nhật đầy đủ và thường xuyên các thông tin cần thiết. NHPTVN chưa xây dựng được trang thông tin điện tử, hệ thống mạng nội bộ còn quá lạc hậu…do vậy việc chia sẻ thông tin giữa Hội sở chính và Chi nhánh cũng như giữa các Chi nhánh với nhau chưa được thường xuyên và kịp thời, dẫn đến công tác hạn chế RRTD chưa đạt kết quả cao.

- Do NHPTVN chưa xây dựng được bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt, chưa có đơn vị nào được giao nhiệm vụ chính về công tác quản lý và hạn chế rủi ro. Các quy định về QLRR nhất là RRTD còn rời rạc, thiếu đồng bộ, nên hoạt động này thiếu tính chuyên nghiệp và kém hiệu quả.

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Do năng lực, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém: đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro làm giảm uy tín của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năng lực và trình độ sản xuất kinh doanh của khách hàng kém thể hiện ở việc lập dự án chưa sát với thực tế, chưa lường hết các diễn biến bất lợi của thị trường, khả năng quản lý điều hành dự án kém, không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án….từ đó dẫn đến dự án không phát huy được hiệu quả và khách hàng không trả được nợ cho NHPTVN.

- Do đạo đức của người vay kém: không ít khách hàng vay vốn không chỉ yếu kém về năng lực mà yếu kém cả về đạo đức. Các khách hàng này tìm mọi biện pháp kể cả lôi kéo, mua chuộc cán bộ tín dụng, cung cấp thông tin sai sự thật để vay vốn tại NHPTVN. Một số khách hàng nhất là các DNNN có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước thậm chí cả các cấp chính quyền địa phương. Do lãi suất vay vốn tại NHPTVN thường thấp hơn so với các NHTM nên nhiều khách

hàng cố tình chây ì, chiếm dụng vốn và không trả nợ cho NHPTVN.  Nguyên nhân khách quan khác:

- Thiên tai thường xuyên diễn ra trong những năm qua làm nhiều dự án vay vốn tại NHPTVN bị thiệt hại về tài sản hoặc đình đốn sản xuất dẫn đến không có khả năng trả nợ. Nguyên nhân này có thể thấy ở các dự án thuộc chương trình đánh bắt hải sản xa bờ (tàu cá bị bão đánh chìm), các dự án trồng rừng nguyên liệu (cháy rừng), dự án trồng cà phê ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (cà phê bị chết do gặp sương muối)….

- Do sự biến động của thị trường, sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô như sự biến động của tỷ giá, sự lên xuống thất thường của giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra của các dự án vay vốn như giá than, giá xăng dầu, xi măng, thép….; sự thay đổi chính sách của Nhà nước như cấm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhà máy phải di dời, bị đình chỉ hoạt động, dự án mất nguồn cung cấp nguyên liệu, mất thị trường đầu ra… làm cho dự án không hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w