PHÒNG KTNB

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 104)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

PHÒNG KTNB

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

PHÒNG KTNB

dụng độc lập với hoạt động cho vay các dự án phát triển (cho vay ĐTPT). Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra thì NHPTVN cần phải lựa chọn những cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay ĐTPT để bổ sung cho bộ máy KTNB. Việc lựa chọn cán bộ làm công tác kiểm tra đối với hoạt động cho vay ĐTPT phải đảm bảo nguyên tắc tất cả cán bộ kiểm tra đều phải có kinh nghiệm thực tiễn về cho vay ĐTPT.

• Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động KTNB.

- Thành lập các Phòng nghiệp vụ trong Ban KTNB ở Hội sở chính, và giao nhiệm vụ chuyên trách cho phòng theo từng loại (hoặc nhóm) nghiệp vụ của NHPTVN. Trước mắt, có thể thành lập từ 2-3 phòng trong Ban KTNB, trong đó một phòng chuyên kiểm tra hoạt động cho vay ĐTPT; các phòng còn lại đảm nhiệm việc kiểm tra các hoạt động khác và làm công tác tổng hợp. Cách thức tổ chức này có ưu điểm là cán bộ từng phòng có điều kiện để nâng cao trình độ nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng công việc được giao.

- Thành lập các Phòng KTNB khu vực, theo đó, toàn bộ các Chi nhánh trong hệ thống NHPTVN được phân thành 7-8 nhóm (theo khu vực địa lý), mỗi nhóm được thành lập một Phòng KTNB đặt tại một Chi nhánh trong nhóm. Mỗi Phòng KTNB khu vực có 3-5 cán bộ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội sở chính, phụ trách kiểm tra hoạt động của các Chi nhánh NHPT trong khu vực (khoảng 8-10 Chi nhánh). Việc kiểm tra thường xuyên đối với các Chi nhánh chủ yếu do các Phòng KTNB khu vực đảm nhiệm. Cách tổ chức như trên, một mặt sẽ giảm đáng kể chi phí, sức ép về lực lượng cán bộ cho hoạt động kiểm tra; mặt khác sẽ đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên đối với toàn bộ các Chi nhánh trong hệ thống; kết quả kiểm tra cũng trở lên khách quan và đáng tin cậy hơn.

- Nâng cao tính độc lập, khách quan của cán bộ KTNB tại các Chi nhánh bằng cách giao nhiệm vụ kiểm tra cho những cán bộ không liên quan đến hoạt động cho vay ĐTPT và các hoạt động nghiệp vụ khác của Chi nhánh.

• Đổi mới cách thức kiểm tra.

NHPTVN phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới phương pháp, cách thức kiểm tra theo hướng từ chỗ chỉ dừng lại ở khâu “hậu kiểm” sang kiểm tra được tiến

hành tại mọi khâu của quá trình cho vay, từ khâu thẩm định và quyết định cho vay cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng; từ chỗ kiểm tra riêng lẻ sang kiểm tra hệ thống và kiểm tra tính tuân thủ; áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

• Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ KTNB.

Hoạt động kiểm tra đòi hỏi người cán bộ phải đạt những tiêu chuẩn cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, hơn nữa phải chịu sức ép từ nhiều phía, do vậy để nâng cao chất lượng công tác KTNB, NHPTVN phải có các chính sách đãi ngộ thoả đáng (như tăng phụ cấp trách nhiệm, ưu tiên trong chế độ đào tạo, được trích thưởng theo tỷ lệ tính trên số tiền cho vay sai thu hồi được thông qua kiểm tra….) đối với cán bộ làm công tác KTNB.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 104)