Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 110)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.11 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

nghề nghiệp

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD. Do vậy việc không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là biện pháp quan trọng lâu dài đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng của NHPTVN.

Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhất là trong công tác quản lý RRTD, NHPTVN phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm:

* Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng:

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động hạn chế RRTD nói riêng, mỗi cán bộ tín dụng phải đáp ứng được yêu cầu sau:

- Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ được đào tạo bài bản. Trong quá trình làm việc, cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu, luôn cập

nhật, bổ sung kiến thức để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao trong công việc và đáp ứng được sự vận động, phát triển không ngừng của xã hội.

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học: đây là điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án.

- Cán bộ tín dụng phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao. Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc đưa ra các biện pháp xử lý các tình huống nghiệp vụ của mình.

- Cán bộ tín dụng phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: yếu tố này giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu và gắn bó với nhau hơn. Với khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng để phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.

* Chính sách đào tạo:

Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phải được xem là một quá trình liên tục, thực hiện một cách đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phương pháp; kết hợp cả đào tạo ngoài công việc và trong công việc. Do vậy, NHPTVN phải xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp, khuyến khích mọi người học tập và nâng cao trình độ về mọi mặt để phục vụ tốt công việc được giao. Trong kế hoạch đào tạo cần chú trọng đào tạo theo chuyên đề, phối hợp đào tạo tập trung với đào tạo tại chỗ, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào:

- Những khả năng cơ bản: kỹ năng về tin học; tiếng anh thành thạo.

- Mở rộng đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý RRTD.

- Đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý RRTD như: kiến thức về xây dựng cơ bản, định giá tài sản, kinh doanh bất động sản, kiến thức kinh tế - kỹ thuật của các ngành nghề….

* Chính sách đãi ngộ:

NHPTVN cần có chế độ đãi ngộ thích hợp thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến….đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, QLRR. Đồng thời, NHPTVN cũng cần phải ban hành quy định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để xảy ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w