Khái qt về quy mơ tài chính của Hưng Long II

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 51 - 53)

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần May Hưng Long II:

2.1.4.1. Khái qt về quy mơ tài chính của Hưng Long II

Bảng 2.1. Khái qt quy mơ tài chính của CTCP may Hưng Long II giai đoạn 2020-2021 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tổng tài sản 168.974 104.665 64.309 61,44 2. Vốn chủ sở hữu 57.616 47.904 9712 20,27 Năm 2021 Năm 2020 3. Tổng mức luân chuyển (LCT) 251.386 197.802 53.584 27,09 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 22.648 11.720 10.928 93,24 5. Lợi nhuận sau thuế (NP) 17.258 8.854 8404 94,92 6. Lưu chuyển tiền thuần (NC) 7.050 -80.552 87.603 -108,75

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC năm 2021 CTCP may Hưng Long II)

Tổng tài sản của công ty cuối năm 2021 là 168.974 triệu đồng, tăng 64.309 triệu đồng so với đầu năm 2021, tốc độ tăng 61,44%, quy mô SXKD của công ty đang được mở rộng, tạo điều kiện cho công ty nâng cao năng lực hoạt động trên thị trường. Dựa vào bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối năm 2021, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động tăng của tổng tài sản là do chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” tăng mạnh (cuối năm 2020 là 2.994 triệu đồng, cuối năm 2021 là 10.043 triệu đồng). Đồng thời, chỉ tiêu “Đầu tư tài chính ngắn hạn” năm 2021 cũng tăng mạnh, với tốc độ tăng là 195,24%. Chi tiết trong thuyết minh báo cáo tài chính của cơng ty

năm 2021 cho thấy công ty đã tăng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng để tạo khả năng chủ động thanh toán và tận dụng được các cơ hội đầu tư đến trong bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam đang hồi phục từ đại dịch Covid-19.

Vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2021 là 57.616 triệu đồng, tăng 9.712 triệu đồng so với đầu năm 2021, tốc độ tăng 20,27%, quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu đang có xu hướng tăng. Ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2021, quy mô vốn chủ của công ty đều nhỏ hơn quy mô nợ phải trả, công ty đang tập trung huy động từ nguồn vốn bên ngoài là chủ yếu, mức độ phụ thuộc tài chính cao. Tuy nhiên tại thời điểm cuối năm 2021 có sự biến động: công ty đang tăng dần mức độ huy động từ nguồn vốn bên ngồi thơng qua việc tốc độ tăng của nợ phải trả (96%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (20,27%). Điều này giúp cơng ty tăng sự phụ thuộc tài chính, tăng rủi ro tài chính và áp lực trả nợ, nhưng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng, tạo điều kiện khuếch đại ROE và EPS trong điều kiện SXKD hiệu quả.

Tổng luân chuyển thuần của công ty năm 2021 là 251.386 triệu đồng, tăng 53.584 triệu đồng so với năm 2020, tốc độ tăng 27,09%. Luân chuyển thuần tăng chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là hoạt động chính của cơng ty nên việc ln chuyển thuần tăng như vậy là bền vững. Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay của công ty năm 2021 đã tăng 10.928 triệu đồng so với năm 2020, cho thấy quy mơ lợi nhuận khi khơng xét yếu tố hình thành nguồn vốn của cơng ty đang có xu hướng tăng lên.

Lợi nhuận sau thuế năm 2021 tăng 8.404 triệu đồng so với năm 2020, tốc độ tăng là 94,92%. Đây là những cố gắng của công ty trong việc tạo được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng, tổng luân chuyển thuần cũng tăng, nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của tổng luân chuyển thuần, cho thấy tốc độ tăng của chi phí thấp hơn

tốc độ tăng của tổng luân chuyển thuần. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của cơng ty trong năm 2021 tốt hơn so với năm 2020.

Dòng tiền thuần của công ty tăng 87.603 triệu đồng so với năm 2020. Lưu chuyển tiền thuần của công ty năm 2020 âm nhưng sang năm 2021 dòng tiền thuần lại dương, điều đó tăng lượng dự trữ tiền cuối kỳ của cơng ty, nâng cao mức độ an tồn ngân quỹ cũng như khả năng thanh tốn của cơng ty. Lưu chuyển tiền thuần của công ty tăng chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền thuần kinh doanh năm 2021 dương và tăng 360% so với năm 2020. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2021 của công ty cho thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh phần lớn là do công ty tăng các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu cũng như tăng tiền lãi vay phải trả. Hoạt động đầu tư chủ yếu chi để mua sắm xây dựng TSCĐ, chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. Còn đối với hoạt động tài chính, cơng ty đang chi trả nợ gốc vay và lãi vay là nhiều.

Như vậy quy mô doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2021 đều tăng mạnh so với năm 2020, nhưng công ty vẫn cần đưa ra các biện pháp quản trị chi phí hiệu quả, góp phần tăng lợi nhuận. Đồng thời xây dựng định mức dự trữ tiền theo từng giai để quản trị dòng tiền một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)