Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 86 - 90)

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của Công ty cổ phần

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội

Kinh tế-xã hội toàn cầu đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể đẩy giá khí đốt tiếp tục đi lên, đồng thời bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên cũng tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội thế giới hiện nay và những năm tới.

Hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đình trệ vì các vấn đề trong chuỗi

cung ứng, tình trạng thiếu nguyên vật liệu cũng như việc các cảng biển đóng cửa, thiếu xe chở hàng, thiếu nhân cơng vì các biện pháp phong tỏa nhằm chống dịch. Đặc biệt đại dịch Covid-19 gây ra nhiều lo ngại đối với tỷ lệ lạm phát, các nguyên nhân chính sau: (1) Các biện pháp can thiệp của chính phủ các quốc gia trong chính sách tài khóa và tiền tệ làm gia tăng các hoạt động kinh tế hoặc thu hẹp các khoảng cách đối với các sản phẩm đầu ra nhằm giải phóng nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm tích lũy trong thời gian bị ngưng trệ bởi đại dịch; (2) Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng; (3) Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên nhờ các chiến dịch tiêm phủ vaccine được đẩy mạnh đã giúp phần lớn các nước mở cửa trở lại, các nút thắt trong chuỗi cung ứng, tiêu

dùng dần được mở, từ đó giúp phục hồi tăng trưởng trên diện rộng. Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 có thể đạt 4,9% trong khi con số dự báo của Oxford Economics là 4,5%.

Trong nước, dù Việt Nam kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh, nhưng nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá

tiêu dùng (CPI) tháng 12-2021 giảm 0,18% so với tháng 11-2021 và tăng 1,81% so với tháng 12-2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Chỉ số giá vàng tháng 12-2021 tăng 0,25% so với tháng 11-2020; tăng 1% so với tháng 12-2020 và bình quân năm 2021 tăng 8,67% so với năm trước. Còn đồng USD trên thị trường thế giới tăng cao, do các nhà đầu tư có động thái rút khỏi những loại tiền tệ rủi ro hơn sau khi các ngân hàng trung ương đưa ra quyết định về việc tăng lãi suất cũng như lo ngại khả năng lây lan của biến chủng Omicron. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành

năm 2021 ước đạt 2.892 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ

năm 2020. Trong đó, quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%. Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức

tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, tồn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, khơng rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Kết quả trên cho thấy thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng DN và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra

dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021; rủi ro tiếp tục gia tăng. Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ đề ra các chỉ tiêu kinh tế-xã hội dự kiến đạt được trong năm 2022 như sau: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6 – 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 67%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 27 – 27,5%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1 – 1,5%

Bên cạnh đó tại đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể về kinh tế, tầm nhìn đến năm 2025 là: GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 – 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đơ thị hố khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Đối với ngành dệt may, sau hơn năm gián đoạn bởi đại dịch Covid-19,

ngành dệt may Việt Nam đã bắt đầu tìm lại được vị thế, do được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2021 ước tính đạt 39 tỷ USD (+11,2% so với cùng kỳ và +0,3% so với năm 2019), đây là kết quả đáng kể mặc dù có sự gián đoạn kéo dài do chính sách giãn cách xã hội trong Q3/2021. Tăng trưởng bình quân trong 5 năm trước dịch Covid-19 được duy trì ở mức 10%.

Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may qua các năm

(Theo số liệu VITAS)

Từ đó, Hiệp hội Dệt May Việt nam (Vitas) dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 đến 43,5 tỷ USD (+10% so với cùng kỳ) Ngoài ra theo

Báo cáo ngành dệt may của VNDirect, năm 2022, ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu bông nguyên liệu được sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc), chiếm 11% tổng lượng hàng dệt may nhập khẩu

của Mỹ. Kỳ vọng các nhà sản xuất sợi bơng của Việt Nam có thể giành được “miếng bánh” mà các nhà sản xuất Tân Cương để lại.

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng dự báo giá nguyện vật liệu sản xuất sẽ tiếp tục tăng. Căng thẳng giữa Nga-Ukraine leo thang khi Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự tại Đông Ukraine vào cuối tháng 2/2022, đã tạo sức ép lên giá năng lượng. Đặc biệt giá dầu thơ và khí đốt đã tăng vượt đỉnh (xấp xỉ 30% so với đầu năm). Nếu Nga cắt nguồn cung dầu và đóng đường ống dẫn khí đốt sang châu Âu, sẽ gây áp lực đáng kể lên nền kinh tế của nhiều quốc gia. Hiện nay, trên 60% thị phần sợi toàn cầu tập trung vào sợi nhân tạo tổng hợp vốn có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá, khí đốt. Do đó xung đột Nga-Ukraine tác động trực tiếp và dự kiến sẽ đẩy mạnh giá sản xuất xơ, sợi trong năm 2022. Giá bông nguyên liệu đã tăng 42% trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2022 do mùa vụ kém thu hoạch tại Mỹ và Ấn Độ đồng thời Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu bông để thay thế bông Tân Cương cho các sản phẩm may mặc. Dự kiến giá bông sẽ tăng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2022, trước khi phục hồi cán cân cung cầu trong nửa cuối năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)