.4 Mơ hình tài trợ vốn lưu động qua 2 năm 2020-2021

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 81 - 89)

Bốn là, do nhân tố các chính sách của cơng ty. Cơng ty đã đưa ra những

chính sách bán hàng thúc đẩy khả năng tăng doanh thu cùng với công tác quản lý giảm thiểu chi phí góp phần gia tăng lợi nhuận của cơng ty đạt hiệu quả và tốt hơn. Bên cạnh đó cơng ty đã đưa ra thêm quy định lãi suất phạt trong trong trường hợp khách hàng thanh tốn chậm và có những chính sách thanh tốn phù hợp đối với từng khách hàng.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, trong thời gian vừa qua CTCP May Hưng Long II cũng vẫn còn nhiều điểm tồn tại cần khắc phục trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các hạn chế có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, Tốc độ luân chuyển vốn tồn kho mặc dù có xu hướng tăng

nhưng vẫn cần được cải thiện. Giá trị hàng tồn kho của công ty cao, cuối năm 2021 HTK của công ty là 5.914 triệu đồng, tăng 6,91% và HTK tập trung chủ yếu ở thành phẩm chiếm 97,53% trong cơ cấu HTK. Tuy nhiên công ty không

có khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nào. Khi giá trị có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc trên sổ sách thì sẽ ảnh hưởng tới giá trị tài sản của công ty.

Thứ hai, Tốc độ luân chuyển vốn phải có xu hướng tăng trở lại nhưng

xuất hiện vấn đề. Các khoản phải thu ở mức tương đối lớn, cuối năm 2021 các khoản phải thu của công ty là 17.901 triệu đồng, chiếm 14,02% trong tổng cơ cấu VLĐ. Vốn bị chiếm dụng của công ty chủ yếu nằm ở chỉ tiêu phải thu của khách hàng (81,74%) đã làm gia tăng rủi ro không thu hồi được nợ. Tuy nhiên công tác quản lý nợ phải thu cũng chưa trích lập dự phịng, điều này có thể gây gián đoạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu việc thu các khoản nợ gặp khó khăn.

Thứ ba, Lượng tiền mặt 2021 của công ty vẫn để một lượng duy trì khá

ít và thường xun khơng ổn định. Cụ thể, đầu năm 2021 vốn bằng tiền của công ty rất thấp chỉ đạt 2.994 triệu đồng. Cuối năm 2021 vốn bằng tiền của công ty tăng mạnh 234,44% và đạt 10.043 triệu đồng. Đặc biệt, với lĩnh vực kinh doanh như công ty, hầu hết sản phẩm là các đơn hàng xuất khẩu có giá trị tương đối lớn thì lượng tiền như vậy là khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền. Do vậy cần chú ý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền để giúp hiệu quả tổng hợp sử dụng VLĐ được duy trì.

Thứ tư, Giá vốn hàng bán và các loại chi phí khác của cơng ty giai đoạn

này đều có sự gia tăng nhanh, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần cao. Từ đó cản trở khả năng sinh lời VLĐ tăng mạnh hơn. Đặc biệt, trong những năm tới khi phải đối mặt với chu kỳ khó khăn của nền kinh tê, ảnh hưởng mạnh của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine,.. đòi hỏi công ty cần nâng cao lợi nhuận và tỷ suất sinh lời VLĐ.

Cuối cùng, Cơng ty chưa có bộ phận cán bộ chun mơn về phân tích

các nghiệp vụ kế tốn, các cán bộ tài chính chưa linh hoạt và năng động trong học hỏi cũng như chưa được chú trọng trong đào tạo. Do vậy, cơng tác phân tích tài chính chưa thực sự được coi là nhiệm vụ trọng tâm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng chính sách, xác định nhu cầu, sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan

Môt là, do nhân tố tăng trưởng kinh tế .Trong giai đoạn nghiên cứu, nền

kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng cịn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, cũng như căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đạt được như dự kiến đã tác động đến hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lãi suất vay vốn ở mức cao và biến động mạnh khiến các cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và đảm bảo hoạt động SXKD ổn định.

Hai là, do nhân tố sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Áp lực cạnh

tranh từ các đối thủ đến từ Việt nam cũng như nước ngoài (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ,..) là rất lớn, điều này buộc cơng ty phải thay đổi chính sách bán chịu, chính sách tín dụng để tạo ra lợi thế trong hoạt động bán hàng, nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, do nhân tố cơ cấu và mơ hình tài trợ VLĐ của cơng ty. Nguồn

vốn lưu động của cơng ty cịn phụ thuộc nhiều vào vay và nợ ngắn hạn. Trong tình hình tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế BEP vẫn còn thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng hiện nay, việc gia tăng sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động sẽ làm sụt giảm tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở

hữu ROE. Đồng thời nó làm cho khả năng thanh tốn của cơng ty sụt giảm, tình hình tài chính của cơng ty thiếu an tồn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Hai là, do nhân tố quy mô doanh nghiệp. Quy mô của công ty không

quá lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành, năng lực tài chính hạn chế. Chính điều này làm cản trợ khả năng tự tài trợ, công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay lớn. Quy mô nhỏ cũng là nguyên nhân dẫn tới công ty không đủ năng lực tài chính để tự đầu tư sản xuất cung cấp nguyên vật liệu, dẫn đến phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài.

Ba là, do nhân tố trình độ và năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp

nói chung và nhân viên tài chính-kế tốn nói riêng.

Khả năng đàm phán, tìm kiếm nhà cung cấp lợi thế của công ty cũng chưa được mở rộng. Bên cạnh đó việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa được công ty tiến hành chặt chẽ.

Hoạt động phân tích và quản lý sử dụng VLĐ tại công ty thường được coi là các hoạt động quản trị ngắn hạn, chưa có chiến lược dài hạn về quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ được hệ thống ở chương 1, chương 2 luận văn tập trung nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CTCP May Hưng Long II.

Ở phần đầu chương 2 giúp ta hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của công ty, đặc điểm cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu quản lý công ty; nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Thơng qua đó, khái qt chung về tình hình tài chính của cơng ty.., đây sẽ là một cơ sở để có thể dễ dàng hơn trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Tiếp theo đó, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP May Hưng Long II. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng vốn lưu động cơng ty vẫn cịn tồn tại ở những điểm sau: (1) Các khoản phải thu ở mức tương đối lớn, vốn bị chiếm dụng chủ yếu nằm ở phải thu của khách hàng, nhưng cơng tác quản lý nợ phải thu chưa trích lập dự phòng, (2) Lượng tiền mặt của cơng ty vẫn để một lượng duy trì khá ít và khơng ổn định. (3) Giá trị hàng tồn kho của công ty cao và tập trung chủ yếu ở thành phẩm, cơng ty cũng khơng có khoản trích lập dự phịng; (4) Giá vốn hàng bán và các chi phí khác của cơng ty giai đoạn này có sự gia tăng khá nhanh, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần cao. Do đó cản trở khả năng sinh lời VLĐ tăng mạnh hơn.

Từ việc phân tích để chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hiệu quả sử dụng VLĐ của CTCP May Hưng Long II, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của CTCP May Hưng Long II trong chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY HƯNG LONG II

3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của Công ty cổ phần may Hưng Long II may Hưng Long II

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội

Kinh tế-xã hội toàn cầu đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể đẩy giá khí đốt tiếp tục đi lên, đồng thời bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên cũng tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội thế giới hiện nay và những năm tới.

Hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đình trệ vì các vấn đề trong chuỗi

cung ứng, tình trạng thiếu nguyên vật liệu cũng như việc các cảng biển đóng cửa, thiếu xe chở hàng, thiếu nhân công vì các biện pháp phong tỏa nhằm chống dịch. Đặc biệt đại dịch Covid-19 gây ra nhiều lo ngại đối với tỷ lệ lạm phát, các nguyên nhân chính sau: (1) Các biện pháp can thiệp của chính phủ các quốc gia trong chính sách tài khóa và tiền tệ làm gia tăng các hoạt động kinh tế hoặc thu hẹp các khoảng cách đối với các sản phẩm đầu ra nhằm giải phóng nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm tích lũy trong thời gian bị ngưng trệ bởi đại dịch; (2) Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng; (3) Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên nhờ các chiến dịch tiêm phủ vaccine được đẩy mạnh đã giúp phần lớn các nước mở cửa trở lại, các nút thắt trong chuỗi cung ứng, tiêu

dùng dần được mở, từ đó giúp phục hồi tăng trưởng trên diện rộng. Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 có thể đạt 4,9% trong khi con số dự báo của Oxford Economics là 4,5%.

Trong nước, dù Việt Nam kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh, nhưng nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá

tiêu dùng (CPI) tháng 12-2021 giảm 0,18% so với tháng 11-2021 và tăng 1,81% so với tháng 12-2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Chỉ số giá vàng tháng 12-2021 tăng 0,25% so với tháng 11-2020; tăng 1% so với tháng 12-2020 và bình quân năm 2021 tăng 8,67% so với năm trước. Còn đồng USD trên thị trường thế giới tăng cao, do các nhà đầu tư có động thái rút khỏi những loại tiền tệ rủi ro hơn sau khi các ngân hàng trung ương đưa ra quyết định về việc tăng lãi suất cũng như lo ngại khả năng lây lan của biến chủng Omicron. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành

năm 2021 ước đạt 2.892 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ

năm 2020. Trong đó, quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%. Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức

tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, tồn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, khơng rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Kết quả trên cho thấy thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng DN và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra

dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021; rủi ro tiếp tục gia tăng. Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ đề ra các chỉ tiêu kinh tế-xã hội dự kiến đạt được trong năm 2022 như sau: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6 – 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 67%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 27 – 27,5%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1 – 1,5%

Bên cạnh đó tại đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể về kinh tế, tầm nhìn đến năm 2025 là: GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 – 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đơ thị hố khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Đối với ngành dệt may, sau hơn năm gián đoạn bởi đại dịch Covid-19,

ngành dệt may Việt Nam đã bắt đầu tìm lại được vị thế, do được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2021 ước tính đạt 39 tỷ USD (+11,2% so với cùng kỳ và +0,3% so với năm 2019), đây là kết quả đáng kể mặc dù có sự gián đoạn kéo dài do chính sách giãn cách xã hội trong Q3/2021. Tăng trưởng bình quân trong 5 năm trước dịch Covid-19 được duy trì ở mức 10%.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)