Cơ cấu vốn tồn kho Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 61 - 81)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn BCĐKT năm 2021 của công ty cổ phần May Hưng Long II)

Thành phẩm vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu HTK. Tại thời điểm cuối năm 2021 và cuối năm 2020 đều chiếm hơn 96%, điều này phù hợp với tính chất đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Về quy mô, cuối năm 2021 thành phẩm tăng 434 triệu đồng, tăng 8,14% so với đầu năm 2020.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 31/12/2021 31/12/2020 Công cụ, dụng cụ Thành phẩm

Nguyên liệu, vật liệu cuối năm 2021 giảm 51 triệu đồng so với đầu năm 2021, tỷ lệ giảm 25,89%. Nguyên vật liệu của cơng ty là vải, sợi len, bìa cát tơng, túi PE, cổ nhựa,.. Sở dĩ nguyên vật liệu giảm là do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã làm nguồn cung nguyên liệu của công ty trở nên khan hiếm, công ty sử dụng nhiều nguyên liệu vật liệu dự trữ trong kho để đáp ứng các đơn hàng. Điểm tích cực là trong bối cảnh như vậy, lượng nguyên vật liệu tồn kho của công ty vẫn đáp ứng đủ cho việc sản xuất một cách liên tục.

Như vậy, năm 2021 ngoài thành phẩm đang có xu hướng tăng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thì ngun vật liệu và cơng cụ dụng cụ đều giảm so với năm 2020. Do đặc thù kinh doanh, công ty chú trọng vào các đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn vì vậy hàng tồn kho như vậy là hợp lý.

Tiếp theo, ta đi phân tích tốc độ luân chuyển vốn tồn kho của công ty

Bảng 2.6: Tốc độ luân chuyển vốn tồn kho CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch 2021 với 2020

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1. Giá vốn hàng bán (GV) Trđ 202.761 163.510 39.251 24,01 2. HTK bình quân (Stk) Trđ 5.723 6.841,5 -1118,5 -16,35 3. Số vòng quay HTK (SVtk) Vòng 35,429 23,900 11,529 48,24 4. Kỳ luân chuyển HTK (Ktk) Ngày 10,161 15,063 -4.902 -32,54 5. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố SVtk (Stk) Vòng 4,671 SVtk (GV) Vòng 6,858 Ktk (Stk) Ngày -2,468 Ktk (GV) Ngày -2,439 VTK(+-) Trđ -2.760,82

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC 2021 và 2020 CTCP May Hưng Long II)

Năm 2020 HTK của công ty quay được 23,90 vòng; kỳ luân chuyển bình qn là 15,06 ngày. Năm 2021 HTK của cơng ty quay được 35,429 vịng

và kỳ ln chuyển bình quân là 10,161 ngày. Năm 2021 so với năm 2020, tốc độ luân chuyển HTK tăng, công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn tồn kho là 2.761 triệu đồng. CTCP May Hưng Long II trong năm 2021 có số vịng quay HTK rất cao so với một số cơng ty may có quy mơ tương đương, thậm chí số vịng quay HTK của May Hưng Long II cịn cao hơn một số cơng ty may hàng đầu Việt Nam như May Sông Hồng, May Việt Tiến hay Tổng CTCP Dệt may Hà Nội. (theo bảng phụ lục 3). Tốc độ luân chuyển HTK

tăng là do ảnh hưởng 2 nhân tố:

Thứ nhất, do HTK bình quân năm 2021 giảm 1.119 triệu đồng, tỷ lệ giảm 16,35%, với điều kiện các nhân tố khác không đổi, đã làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, cụ thể: số vòng quay hàng tồn kho tăng 4,671 vòng và kỳ luân chuyển HTK giảm 2,463 ngày. Nguyên nhân khách quan có thể là do nhu cầu của thị trường về hàng may mặc, dệt may tăng làm hàng tồn kho bình quân giảm. Hoạt động kinh doanh của cơng ty năm 2021 khơng cịn gặp khó khăn như trước khi mà đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ vào giá NVL đầu vào. Về chủ quan phụ thuộc vào chính sách đầu tư của công ty trong từng thời kì cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty.

Thứ hai do giá vốn hàng bán năm 2021 tăng 39.251 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 24,01%, với điều kiện các nhân tố khác không đổi đã làm tăng tốc độ luân chuyển HTK, cụ thể: số vòng quay hàng tồn kho tăng 6,858 vòng và kỳ luân chuyển HTK giảm 2,439 ngày. Giá vốn hàng bán tăng, nhưng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần bán hàng (28,07%), tức giá vốn hàng bán tăng về quy mô nhưng hiệu quả cũng tăng nên việc tăng giá vốn là hợp lý do sản lượng tiêu thu tăng lên. Giá vốn hàng bán trong kỳ của công ty tăng, nguyên nhân khách quan là do trong năm 2021, đai dịch Covid-19 khơng cịn tác động mạnh mẽ đến thị trường như trong năm 2020 nữa, các hoạt động sản xuất thương mại đang dần hồi phục, giá cả thị

trường từng bước ổn định. Nguyên nhân chủ quan là do khả năng quản lý giá vốn của công ty, nguyên liệu đầu vào sử dụng hiệu quả, chất lượng tốt,..

Như vậy, tốc độ luân chuyển HTK tăng do công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ, tăng giá vốn hàng bán. Cơng ty cần có những biện pháp quản lý cụ thể để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển HTK như: Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế. Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu.

2.2.1.3. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, các công ty thường áp dụng các biện pháp để thu hút được nhiều khách hàng. Một trong đó là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dưới dạng cho khách hàng mua chịu, dẫn đến hình thành các khoản phải thu ngắn hạn. Tăng các khoản phải thu có ưu điểm là tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, lợi nhuận nhưng cũng làm tăng chi phí quản lý, thu hồi nợ, đồng thời tăng nguy cơ mất vốn.

Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn phải thu, rước hết ta xem xét chi tiết cơ cấu của vốn phải thu:

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn phải thu của CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch 2020 với 2019

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền Tỷ lệ trọng Tỷ

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 17.901 100% 18.620 100% -719 -3,86% 0,00%

1. Phải thu ngắn hạn của

khách hàng 14.633 87,18% 16.232 87,18% -1.599 9,85% 3,79%

2. Trả trước cho người bán

ngắn hạn 194 0,97% 181 0,97% 13 7,18 0,97%

3. Phải thu ngắn hạn khác 3.074 11,85% 2.207 11,85% 867 39,28% -4,76%

4. Dự phòng 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0%

Cơ cấu vốn phải thu năm 2021 được hình thành chủ yếu từ các khoản Phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng 87,18%, theo sau là Phải thu ngắn hạn khác với 11,85% và Trả trước cho người bán với 0,97%. Năm 2021 các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm 719 triệu đồng so với cuối năm 2020, tỷ lệ giảm 3,86%. Ngoài Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm thì các khoản mục cịn lại đều đang có xu hướng tăng.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây công ty đều khơng trích lập khoản dự phịng nợ phải thu. Hầu hết các khoản phải thu của cơng ty đều từ các khách hàng có mối làm ăn lâu năm, đã tạo được uy tín với cơng ty. Tuy nhiên, cơng ty cũng đã có những khách hàng mới nên có thể phải đối mặt với các khoản nợ phải thu khó địi, nợ xấu khó địi. Vì vậy việc trích lập dự phịng nợ phải thu là cần thiết để hạn chế rủi ro.

Bảng 2.8: Chi tiết Phải thu ngắn hạn của khách hàng CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

ĐVT: Triệu đồng

Khách hàng 31/12/2021 31/12/2021 Chênh lệch

Giá trị Dự phòng Giá trị Dự phòng Giá trị Tỷ lệ (%)

EunSung T.F.I Co.,Ltd 7.131 0 353 0 6.778 1920,1

Công ty TNHH Kido Hà Nội 2.776 0 1.259 0 1.517 120,5

Nadia Pacific Co.,Ltd 2.199 0 1.002 0 1.197 119,5

C.N.F. Co.,Ltd 1.299 0 0 0 1.299 -

Công ty THHH Youngone

Nam Định 930 0 4.457 0 -3.527 -79,1

Các khách hàng còn lại 298 0 9.161 0 -8.863 -96,7

Phải thu ngắn hạn của KH 14.633 0 16.232 0 -1.599 -9,9

(Trích Thuyết minh BCĐKT năm 2021 của CTCP May Hưng Long II)

Tỷ trọng phải thu khách hàng chiếm trọng chủ yếu trong cơ cấu phải

với đầu năm 2020, tốc độ giảm là 9,85%. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2021, các khách hàng của công ty đã thanh tốn tiền đúng hạn, trong đó Cơng ty TNHH Youngone Nam Định đã thanh toán nợ 3.527 triệu đồng (giảm 79,1%); các khách hàng khác giảm 8.863 triệu đồng (giảm 96,7%). Với mục đích khơi phục lại kết quả kinh doanh sau năm 2020 ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, công ty bán chịu cho những khách hàng quen thuộc, uy tín cũng như cơng ty liên kết. Đồng thời bán trả chậm, trả góp cho một số khách hàng mới (C.N.F. Co.,Ltd) để tạo mối quan hệ, lôi kéo và thu hút khách hàng. Vì vậy, các khoản phải thu khách hàng tuy xu hướng giảm nhưng ở mức độ chậm và trong thời gian tới có thể có sự tăng lên là điều khá dễ hiểu trong điều kiện và tình hình thực tế ngành dệt may cũng như nền kinh tế nói chung.

Bảng 2.9: Chi tiết Trả trước cho người bán CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

ĐVT: Triệu đồng

Khách hàng 31/12/2021 31/12/2021 Chênh lệch

Giá trị Dự phòng Giá trị Dự phòng Giá trị Tỷ lệ (%)

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp

Phương Nam

194 0 181 0 13 7,18

Trả trước cho người bán 194 0 181 0 13 7,18

(Trích Thuyết minh BCĐKT năm 2021 của CTCP May Hưng Long II)

Trả trước cho người bán cuối năm 2021 tăng 13 triệu đồng so với đầu năm. Khoản mục này là của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Phương Nam.Đây là đối tác cung cấp cho Hưng Long II chủ yếu là vải, một số hàng may sẵn cũng như dịch vụ vận chuyển theo hợp đồng. Việc ứng trước cho người bán vừa tăng uy tín với nhà cung cấp, vừa để hưởng các chính sách ưu đãi.

Bảng 2.10: Chi tiết Phải thu ngắn hạn khác CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2021 Chênh lệch

Giá trị Dự phòng Giá trị Dự phòng Giá trị Tỷ lệ (%)

Thuế TNCN 579 0 959 0 -380 -39,62

Lãi dự thu 1.974 0 846 0 1.128 133,33

VAT chưa khai 456 0 374 0 82 21,93

Tiền bảo hiểm nộp thừa 49 0 8 0 41 512,50

Tạm ứng cho nhân viên 16 0 20 0 -4 -20,00

Phải thu ngắn hạn khác 3.074 0 2.207 0 867 39,28

(Trích Thuyết minh BCĐKT năm 2021 của CTCP May Hưng Long II)

Các khoản phải thu khác cuối 2021 cũng tăng 867 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 39,28%. Nguyên nhân là do các khoản mục lãi dự thu, VAT chưa khai, tiền bảo hiểm trả thừa của công ty tăng.

Tiếp theo, ta đi phân tích tốc độ luân chuyển vốn phải thu của công ty:

Bảng 2.11: Tốc độ luân chuyển vốn phải thu của CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch 2021 với 2020 Tuyêt đối Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần (DTT) Trđ 246.690 192.623 54.067 28,07 Các khoản phải thu ngắn hạn

bình quân (Spt) Trđ 18.261 16.149 2.112 13,08 Số vòng quay các khoản phải

thu (SVpt) Vòng 13,509 11,928 1,582 13,26 Kỳ thu tiền bình quân (Kpt) Ngày 26,648 30,181 -3,534 -11,71 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố SVpt (Spt) Vòng -1,379

Kpt (Spt) Ngày 3,946

SVpt (DTT) Vòng 2,961 Kpt (DTT) Ngày -7,480 VPT (+-) Trđ -2421,33

Năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn của công ty quay được 11,928 vịng, kỳ thu tiền bình quân là 30,181 ngày. Năm 2021 các khoản phải thu ngắn hạn của cơng ty quay được 13,509 vịng, kỳ thu tiền bình quân là 26,648 ngày. Năm 2021 so với năm 2020, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng và công ty đã tiết kiệm một lượng vốn phải thu là 2.421,33 triệu đồng. CTCP May Hưng Long II trong năm 2021 có số vịng quay nợ phải thu cao so với một số công ty may có quy mơ tương đương, thậm chí số vịng quay nợ phải thu của May Hưng Long II còn cao hơn một số công ty may hàng đầu Việt Nam như May Sông Hồng, May Việt Tiến hay Tổng CTCP Dệt may Hà Nội. (theo bảng phụ lục 3). Tốc độ luân chuyển vốn phải thu tăng là do tác động của 2 nhân tố là các khoản phải thu ngắn hạn bình quân và doanh thu thuần.

Thứ nhất, do các khoản phải thu ngắn hạn bình quân năm 2021 tăng 2.112 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13,08%, với điều kiện các nhân tố khác không đổi đã làm giảm tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, cụ thể: số vòng quay các khoản phải thu giảm 1,379 vòng và kỳ thu tiền bình quân tăng 3,946 ngày. Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng, cho thấy phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng tại thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm. Ngun nhân có thể do chính sách bán hàng của công ty để nhằm tăng được doanh thu, đẩy nhanh được tốc độ quay vòng của hàng tồn kho. Tuy nhiên có thể dễ bị ứ đọng vốn, thậm chí thất thốt lãng phí vốn.

Thứ hai, do doanh thu thuần năm 2021 tăng 54.067 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,07%, với điều kiện các nhân tố khác không đổi đã làm tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, cụ thể: số vòng quay các khoản phải thu tăng 2,961 vịng và kỳ thu tiền bình qn giảm 7,480 ngày. Điều này là do những khó khăn từ biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế, đặc biệt là xung đột Mỹ-Trung từ cuối năm 2019 đã giảm. Thêm vào đó, cơng ty đã có những biện pháp để giải quyết được tình trạng khó khăn trong việc

tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid- 19. Hai thị trường xuất khẩu lớn của công ty là Mỹ và EU đã gỡ bỏ lệnh đóng cửa trong năm 2021, do đó nhu cầu các sản phẩm dệt may tại hai thị trường này đang có xu hướng tăng trở lại, theo đó các đơn hàng xuất khẩu của cơng ty tăng. Điều đáng nói, trong năm 2021 công ty đã chủ trương chuyển dịch mặt hàng sang khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế, góp phần cải thiện doanh thu.

Liên hệ sự biến động tương đối của các khoản phải thu bình quân với doanh thu thuần cho thấy, tỷ lệ tăng doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng các khoản phải thu rất nhiều. Do vậy, việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn bình quân trong kỳ là hợp lý và đó cũng là nguyên nhân tăng tốc độ luân chuyển khoản phải thu. Công ty cần có những biện pháp quản lý để tiếp tục duy trì và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ở các kỳ tiếp theo.

2.2.1.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là loại vốn có tính linh hoạt, tính chuyển đổi cao. Do đặc

thù kinh doanh và quy mô vốn của Hưng Long II không quá lớn, vốn bằng tiền của công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền.

Trước khi đi vào phân tích tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền, chúng ta hãy cùng xem xét bảng sau:

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn bằng tiền của CTCP May Hưng Long II giai đoạn 2020-2021

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng

A. Tài sản ngắn hạn 127.639 100% 60.673 100% 66.966 110,37% 17,57%

I. Tiền và tương

đương tiền 10.043 7,87% 2.994 4,93% 7.049 235,44% 2,93%

1. Tiền 10.043 100% 2.994 100% 7.049 235,4% 0,00%

Tiền mặt tại quỹ 1.105 11% 14 0,47% 1.092 8400% 10,53%

Tiền gửi ngân hàng 8.938 89% 2.980 99,53% 5.958 199,9% -10,53%

Vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2021 là 10.043 triệu đồng (chiếm 7,87% trong vốn lưu động), tăng 66.966 triệu đồng so với đầu năm (tỷ lệ tăng 235,44%). Sự biến động này tương đối lớn, nhằm phục vụ cho các nhu cầu phát sinh như trả nợ, mua sắm một số loại máy móc thiết bị, hoặc các khoản chi phí đột xuất khác…và phần lớn được chi trả thơng qua tiền gửi ngân hàng, do đó cơng ty đã chuẩn bị một lượng tiền gửi ngân hàng đủ để đáp ứng.

Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty tại thời điểm cuối năm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 61 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)