3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của Công ty cổ phần
3.1.3. Phân tích SWOT
a. Những thế mạnh (S)
- Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Sản phẩm đa dạng như: áo jacket, áo khốc, áo lơng vũ, áo gile, quần dài, quần áo trượt tuyết,..với nhiều nhãn hiệu khác nhau: Cabano, Puma, Tommy, Nike, The North Face, Black Yack,.. Đối tượng khách hàng đa dạng: phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề và theo các mùa.
- Thị trường xuất khẩu rộng lớn. Sản phẩm của công ty hiện tiêu thụ tại
Châu Âu, châu Á, thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD. Tỉ trọng các thị trường tiêu thụ chính: Mỹ 35%, EU 40%, Hàn quốc 20%, thị trường khác 5%.
- Giá cả cạnh tranh: Là công ty xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường nước ngồi, vì thế cơng ty ln có phương châm phát triển theo hướng đa giá, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, phù hợp với các khách hàng ở nhiều nước khác nhau
- Quy trình sản xuất chặt chẽ với các trang thiết bị sản xuất ngày cảng được đầu tư.
- Bên cạnh đó, cơng ty thường xun chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
b. Những điểm yếu (W)
- Thị trường nội địa trong nước chưa lớn. Sản phẩm chủ yếu tập trung vào thị trường nước ngoài.
- Lao động chủ yếu là lao động phổ thơng. Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ
- Nguyên vật liệu để sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngồi. Do đó, cơng ty có thể gặp những rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới biến động bất thường, nguồn cung bị đứt gãy,..
c. Những cơ hội (O)
- Cơ hôi xuất khẩu lớn, nhất là trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương
mại tự do (FTA) Việt Nam ký kết đang mở ra nhiều lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó cá hiệp định EVFTA, CPTPP, RCEP hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam.
- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động rộng rãi đã tạo thêm thời cơ để phát triển thị trường dệt may trong nước đầy tiềm năng.
- Chính sách của Nhà nước: Chính phủ đã đẩy mạnh tiêm vaccine giúp phục hồi, phát triển trong điều kiện mới. Đồng thời phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam,..
d, Những thách thức (T)
- Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây, bất lợi về tỷ giá khiến công ty giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ.
- Nhiều đối thủ đến từ Việt nam cũng như nước ngoài (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ,..) cũng tăng tốc và có nhiều nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong những năm trước.
- Tình hình thị trường khơng dự đoán trước được do ảnh hưởng phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến ngành dệt may, đặt cơng ty trước những khó khăn thách thức
- Lao động: Việc có thêm nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động, nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao động tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.
-> Từ đó phối hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, các phương án chiến lược có thể được cơng ty áp dụng là
Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO)
- Tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc như EU, Mỹ,.. luôn chú trọng đến cả hình thức và chất
Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội (WO)
- Hiện đại hoá trang thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động cũng như trình
lượng sản phẩm.
- Phát triển sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam giúp công ty tăng thị phần trong nước.
- Xâm nhập vào thị trường trước đây còn bị hạn chế, mở rộng thị trường nước ngoài để tăng sức cạnh tranh.
độ quản lý.
- Tận dụng những chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển thị trường trong nước.
- Đầu tư sản xuất nguyên liệu cho ngay trong nước để tránh tình trạng bị động về nguyên liệu đầu vào từ đó cung cấp kịp thời nguồn hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu tăng.
Sử dụng thế mạnh vượt thách thức (ST)
- Mở rộng ngành nghề kinh doanh, tập trung ngành ưu thế để cạnh tranh hiệu quả.
- DN cần thay đổi, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để có thể chinh phục những khách hàng khó tính, thay đổi phong cách theo xu hướng thị trường.
- Tích cực tấn cơng nhiều đoạn thị trường có các nhóm đối tượng với thu nhập khác nhau. Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
- Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý.
Tối thiểu hoá điểm yếu tránh đe doạ (WT)
- Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân cơng có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao, thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ phục vụ sản xuất.
- Tạo điều kiện và có chính sách chăm lo đời sống và giữ người lao động.
- Đầu tư nghiên cứu và thực hiện tự sản xuất NVL, giảm tỷ lệ nhập khẩu NVL.