Xác định chính sách tín dụng thương mại phù hợp với mỗi nhóm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 98 - 100)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cổ phần

3.2.1.2 Xác định chính sách tín dụng thương mại phù hợp với mỗi nhóm

khách hàng, kiểm sốt vốn bị chiếm dụng và thực hiện trích lập dự phịng nợ phải thu.

Trong năm 2021, tốc độ luân chuyển nợ phải thu của cơng ty tuy có tăng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Các khoản phải thu ở mức tương đối lớn. Công tác quản lý nợ phải thu chưa trích lập dự phịng, điều này có thể gây gián đoạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu việc thu các khoản nợ gặp khó khăn. Do đó để có thể đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển nợ phải thu, cơng ty cần có những giải pháp cụ thể

Thứ nhất, Hồn thiện chính tín dụng thương mại với khách hàng

Định kỳ đánh giá lại tập khách hàng, phân loại khách hàng theo nhóm để xây dựng những chính sách tín dụng thương mại phù hợp.

Đối với nhóm khách hàng lớn, khách hàng quen thuộc thì cơng ty có thể tiếp tục duy trì chính sách bán hàng nới lỏng để tăng cường mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, cần có hợp đồng mua bán rõ ràng, trong đó có kế hoạch cụ thể về khoản tiền khách hàng nợ cần được trả và có các thời điểm thu hồi dần từng phần tiền hàng.

Đối với khách hàng mới, tiềm năng thì cơng ty nên dựa vào kết quả thu hồi nợ năm trước, đánh giá uy tín và mức độ trả nợ của khách hàng, từ đó lựa chọn chính sách tín dụng thương mại hợp lý. Các khách hàng trả đúng đủ theo hợp đồng thì cơng ty có thể tiếp tục bán chịu, áp dụng các chế độ ưu đãi như chiết khấu thương mại…để xây dựng mối quan hệ. Ngược lại, với các công ty thu nợ khó khăn, cơng ty nên thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn, lập hợp đồng mua bán quy định rõ điều khoản thu tiền, hạn chế cho khách hàng nợ.

Đối với khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng cá nhân: do sản phẩm quần áo, hàng nay mặc cũng là sản phẩm chính của cơng ty nên các khách hàng nhỏ lẻ như cá nhân và hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tiêu thụ của cơng ty. Đối với nhóm này, cơng ty nên thực hiện “mua đứt, bán đoạn”.

Thứ hai, Xây dựng một quy trình phân tích đánh giá uy tín khách hàng mua chịu một cách khoa học.

Thực tế tại CTCP May Hưng Long II, việc quyết định chính sách bán chịu cho mỗi đối tượng khách hàng tại cơng ty chưa có một quy trình rõ ràng, mới chỉ đánh giá theo kinh nghiệm chủ quan của bộ phận kinh doanh và ban giám đốc. Theo đó, cơng ty cần tăng cường đánh giá dựa trên những tiêu chí định lượng được nhằm tăng tính chính xác như:

- Thu thập, phân tích báo cáo tài chính cũng như kế hoạch lưu chuyển tiền của khách hàng để đánh giá tình hình và triển vọng của khách hàng.

- Bên cạnh đó, cơng ty có thể tham khảo các kết quả kiểm tra của các ngân hàng. Qua đó có thể cho thấy mức độ tín nhiệm và uy tín tín dụng của cơng ty khách hàng.

- Mật độ và quy mô nợ quá hạn của công ty khách hàng trong việc trả nợ đối với công ty, thông tin này ln được kế tốn thu hồi nợ theo dõi chính xác và là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá uy tín khách hàng…

Thứ ba, Sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy khách

hàng thanh tốn sớm trước hạn, tăng cường cơng tác thu hồi nợ.

- Cơng ty có thể đưa ra những chính sách hợp lý để khuyến khích khách

hàng thanh tốn như: thực hiện chiết khấu, giảm giá có những ưu tiên, ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền ngay. Việc này giúp nhanh chóng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng để bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải đi vay ngân hàng hoặc đi chiếm dụng nhà cung cấp. Tuy nhiên trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại

(năng lực tài chính, khả năng trả nợ), Cơng ty cần phải tăng cường cơng tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý, đảm bảo có lợi hơn khi đặt trong mối quan hệ với lãi vay phải trả.

- Theo dõi thường xuyên tình trạng của khách hàng, về thời gian các

khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ q lâu dẫn đến khó địi.

- Bên cạnh đó cơng ty cũng cần tăng cường cơng tác thu hồi nợ

+ Công ty cần lập bảng phân tuổi các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô các khoản phải thu, thời hạn của từng khoản và có biện pháp thu nợ.

+ Trong cơng tác thu hồi nợ, công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức chiết khấu cho khách hàng trả nợ trước thời hạn.

+ Công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn. Cơng ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng.

Thứ tư, Thực hiện trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi.

Các khoản phải thu trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ do đó bất cứ rủi ro nào xảy ra với các khoản phải thu cũng gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh và uy tín của cơng ty. Cơng ty nên trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi theo quy định của pháp luật để có nguồn bù đắp các khoản tổn thất về nợ phải thu khó địi hoặc khơng địi được, từ đó có thể chủ động bảo tồn VLĐ. Khoản dự phịng này được hạch tốn vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần may hưng long II (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)