Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của khách hàng thành phố huế sau khi mua bộ sản phẩm sumo sim (Trang 47 - 48)

Bảng 6: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu Số lƣợng Phần trăm

Tình trạng sử dụng Sumo Sim 1 48 48,00 Sumo Sim 2 52 52,00 Tuổi khách hàng Dưới 18 tuổi 1 1,00 18- 23 tuổi 64 64,00 23- 30 tuổi 28 28,00 30- 45 tuổi 3 3,00 trên 45 tuổi 4 4,00 Thu nhập khách hàng Dưới 1 triệu 38 38,00 1- 1,5 triệu 44 44,00 1,5- 2,5 triệu 14 14,00 2,5- 4 triệu 2 2,00 Trên 4 triệu 2 2,00 Giới tính Nam 51 51,00 Nữ 49 49,00 Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 73 73,00

Buôn bán nhỏ 5 5,00 Làm chủ, tự kinh doanh 1 1,00 Công nhân 3 3,00 Công chức nhà nước 7 7,00 Kỹ sư, chuyên gia 2 2,00 Hoạt động trong lĩnh vực y tế 2 2,00 Lĩnh vực khác 7 7,00

Nguồn: Phần thông tin bổ sung- Phiếu phỏng vấn

Về cơ cấu bộ sản phẩm Sumo Sim được mua và sử dụng, có 48% khách hàng đã hoặc đang sử dụng bộ sản phẩm Sumo Sim 1 và 52% khách hàng đã hoặc đang sử dụng bộ Sumo Sim 2. Tỷ lệ này xấp xỉ với tỷ lệ cơ cấu bộ sản phẩm Sumo Sim mà

Tổng công ty VTQĐ chi nhánh Huế bán được ở Thành phố Huế ( 43,5: 56,6).

Về độ tuổi của đối tượng điều tra, kết quả thống kê cho thấy độ tuổi phổ biến nhất của khách hàng là 18- 23 tuổi với 64 khách hàng (chiếm 64%), tiếp theo là nhóm độ tuổi 23- 30 tuổi với 28 khách hàng (chiếm 28%). Như vậy phần lớn khách hàng sử dụng bộ sản phẩm Sumo Sim có độ tuổi dưới 30 tuổi là chủ yếu (chiếm 93%).

Về thu nhập, nhóm khách hàng có thu nhập phổ biến nhất là 1- 1,5 triệu với 44 khách hàng (chiếm 44%). Nhóm phổ biến tiếp theo là nhóm khách hàng có thu nhập dưới 1 triệu với 38 khách hàng (chiếm 38%). Như vậy có đến 82% khách hàng có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/ tháng.

Với đặc điểm về độ tuổi và thu nhập thống kê được (bảng 1– Phụ lục) của mẫu

nghiên cứu cho thấy bộ sản phẩm Sumo Sim được Tổng công ty VTQĐ Viettel tung ra thị trường nhằm phục vụ những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thơng tin di động nhưng chưa có hoặc ít có cơ hội sử dụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng, mục tiêu mà Tổng công ty VTQĐ đã xác định cho bộ sản phẩm Sumo Sim.

Cơ cấu giới tính của mẫu thống kê được cho thấy tỷ lệ nam nữ là khá cân bằng với 51% khách hàng là nam và 49% khách hàng là nữ.

Về nghề nghiệp, phần lớn khách hàng là học sinh, sinh viên (chiếm 73%). Nhóm nghề nghiệp có số lượng lớn thứ hai là nhóm khách hàng cơng chức nhà nước, tuy nhiên nhóm này có số lượng chưa đến 1/10 của nhóm thứ nhất, với 7 khách hàng (chiếm 7%). Các nhóm khác cũng có số lượng khác nhỏ, khơng đáng kể. Do vậy, có thể thấy rằng khách hàng sử dụng bộ sản phẩm Sumo Sim chủ yếu là học sinh, sinh viên.

Như vậy, qua bảng thống kê đặc điểm liên quan đến mẫu nghiên cứu có thể thấy rằng đối tượng mà bộ sản phẩm Sumo Sim hướng tới chủ yếu là học sinh, sinh viên có mức thu nhập hàng tháng dưới 1,5 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi của khách hàng thành phố huế sau khi mua bộ sản phẩm sumo sim (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)