Tập trung vào giá trị cốt lõi để khác biệt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và vai trò trong hoạt động tái định vị một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 74)

3.3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ra từ các trường hợp điển

3.3.3. Tập trung vào giá trị cốt lõi để khác biệt

Nếu nghiên cứu kỹ các trường hợp được nêu trong chương 2 thì có thể rút ra một đặc điểm chung đó là giá trị cốt lõi thường xuyên là những điểm khác biệt của thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến trước tiên chẳng hạn “nước Cola”, “cổ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

điển”, “phong cách Mỹ” của Coke, “nơi chốn thứ ba”, “cà phê hảo hạng” của Starbucks, “đồ thể thao giá tầm trung” của Lining, “sự trẻ trung”, “vui vẻ” của Cadbury Snack…Điều này có thể dễ dàng được lý giải một cách vì giá trị cốt lõi chính là bản sắc của thương hiệu và doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã định vị được nó một cách vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng, nó sẽ trở nên độc nhất và rất khó bị bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh.

Đây cũng là một chiến lược mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong giai đoạn cần thiết để xây dựng cho mình một thương hiệu ấn tượng và độc đáo trên thị trường với nhiều sản phẩm cạnh tranh và gần giống nhau (sản phẩm me - too) như hiện nay. Biến điểm cốt lõi thành điểm khác biệt hay tạo dựng điểm khác biệt từ những giá trị cốt lõi chính là cách mà Vietjet, Vinamillk, Kinh Đô đang định vị thương hiệu của họ. Người tiêu dùng nhớ đến hình ảnh của Vietjet như là một thương hiệu máy bay trẻ trung, vui nhộn với chiêu quảng cáo táo bạo, nhạy cảm nhờ các cô gái siêu mẫu chân dài; nhớ đến hình ảnh của Vinamilk như là một hãng sữa lâu đời, ngon và chất lượng; nhớ đến Kinh Đô với sản phẩm bánh kẹo chất lượng đặc biệt là bánh trung thu.

Trên thực tế, nhiều thương hiệu Việt Nam tuy sở hữu những giá trị cốt lõi độc đáo, có ý nghĩa và gây sự chú ý với người tiêu dùng chẳng hạn như chất lượng sản phẩm; nhưng họ lại chưa tận dụng được điều đó để có thể biến nó thành một điểm khác biệt - lợi thế cạnh tranh trong nhận thức của người tiêu dùng. Hạn chế đó tồn tại ở khá nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt khi nhận thức của họ về quản trị thương hiệu chưa cao. Do vậy, họ có thể tham khảo bài học này để có một thương hiệu ấn tượng, khác biệt và có sức sống lâu dài.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và vai trò trong hoạt động tái định vị một số trường hợp điển hình và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 74)