Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tại tỉnh quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 77 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

2.5 Đánh giá chung

2.5.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực cố gắng, bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam, tranh thủ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, hợi đồn thể trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, tiếp tục tập trung thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bợ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Quyết định số 1167/QĐ- TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 583/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu bảo phủ BHYT giai đoạn 2016-2020; đặc biệt là Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”; Kế hoạch 157-KH/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 137/KH-UBND của UBND tỉnh v/v triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW. Tuy nhiên, Do tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chung của địa phương: Tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN gia tăng; công tác phát triển đối tượng tham gia, nhất là BHXH tự nguyện chưa đạt kế hoạch; tỷ lệ người tham gia BHXH so với lực lượng lao đợng cịn thấp…Vấn đề này cần phải được khắc phục trong thời gian sớm nhất, đặc biệt từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người dân để nâng cao sự hài lòng của người dân về dịch vụ BHXH.

63

2.5.1.1 Đối với việc phát triển đối tượng tham gia BHXH

Phối hợp chặt chẽ các sở, ngành liên quan cung cấp, đối chiếu, rà sốt, phân tích dữ liệu để xác định số đơn vị, lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia khai thác phát triển đối tượng tham gia theo Công văn 3045/BHXH-BT. Cụ thể: Có 1.842 đơn vị tương ứng 12.724 lao động chưa tham gia BHXH đã thực hiện rà sốt 1.801 đơn vị. Kết quả có 227 đơn vị chưa tham gia đã đăng ký tham gia tương ứng 940 lao động và 178 đơn vị, doanh nghiệp tham gia chưa đầy đủ đã tham gia cho 772 lao động. Tổng số đơn vị tham gia mới lũy kế từ đầu năm là 281 đơn vị với 1.423 lao động.

2.5.1.2 Đối với công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Trong năm 2020, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã cấp 25.311 sổ BHXH, trong đó: cấp mới 20.561 sổ, cấp lại 4.750 sổ, nâng số người được cấp sổ BHXH toàn tỉnh lên 119.641 người, đạt tỷ lệ 99,9% so với số lao động tham gia. Số lượng thẻ BHYT phát hành: 369.334 thẻ, trong đó: cấp mới 337.423 thẻ; cấp lại 31.911 thẻ. Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng đến thời điểm báo cáo: 1.180.321 thẻ.

2.5.1.3 Đối với cơng tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT

Thực hiện tiếp nhận và giải quyết kịp thời các chế độ BHXH, BHTN cho người lao động theo đúng quy định; quản lý tốt đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHTN trên địa bàn; Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh về việc quản lý, theo dõi đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng khi người lao đợng có việc làm, thu hồi các trường hợp vi phạm các điều kiện hưởng.

BHXH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đã thẩm định và giải quyết 8.401 hồ sơ hưởng BHXH các loại, giảm 13.6% so với cùng kỳ năm 2019; giải quyết chế độ thai sản, ốm đau, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 62.500 lượt người, giảm 7.1%; phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội giải quyết cho 6.700 lượt người hưởng chế độ BH thất nghiệp, giảm 2%.

64

Tổng dự tốn chi KCB BHYT Chính phủ giao: 650.188 triệu đồng. Thực hiện giám định và thanh tốn chi phí KCB BHYT cho hơn 1.600 ngàn lượt người, phấn đấu cân đối dự tốn được giao, nếu có vượt dự tốn vượt khoảng từ 1-2%.

2.5.1.4 Công tác cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin

Tập trung đẩy mạnh thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngành để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan BHXH. Trong đó chú trọng việc ứng dụng hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ; đa dạng hóa nhiều hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực. Đến nay, tỷ lệ các đơn vị đăng ký tham gia giao dịch điện tử với BHXH tỉnh đạt trên 97% đơn vị; cung cấp 16 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Đồng thời triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa các cá nhân, tổ chức với cơ quan BHXH qua dịch vụ tin nhắn thông báo, tra cứu q trình đóng, hưởng, giải quyết hồ sơ BHXH, BHYT, BHTN; triển khai các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

2.5.2 Hạn chế

2.5.2.1 Tiếp cận dịch vụ BHXH

Trong những năm qua cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước cung cấp dịch vụ BHXH nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ vẫn chưa cao. Do vây, để nâng cao chất lượng nhu cầu tiếp cận dịch vụ của đối tượng tham gia thì cơng tác truyền thơng đóng vai trị rất lớn. Với kết quả cơng tác truyền thông những năm qua thì có triển khai rất nhiều nhưng chủ yếu thực hiện trên các giải pháp chỉ đạo chung của Ngành, chưa phát huy hết hiệu quả vốn có của chức năng truyền thơng vì chưa có tính mới, riêng biệt phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh.

2.5.2.2 Thủ tục hành chính

Bên cạnh ưu điểm là quy trình giải quyết TTHC đã được hệ thống hóa tự đợng bởi phần mềm quản lý hồ sơ giải quyết TTHC. Tuy nhiên hàng năm ngành BHXH đều tổ chức rà soát, đánh giá, cắt giảm và điều chỉnh về thành phần hồ sơ, nội dung mẫu

65

biểu, thời gian giải quyết ... hướng tới ngày mợt hồn thiện đảm bảo sự chặt chẽ và thuận lợi cho người tham gia. Do vậy sự hài lòng của đối tượng tham gia thể hiện ở nội dung viên chức giải quyết cơng việc, kết quả giải quyết TTHC có đảm bảo đúng quyền lợi và nhanh chóng về thời gian.

2.5.2.3 Viên chức giải quyết cơng việc

Nhìn chung các tiêu chí về năng lực và thái độ phục vụ của viên chức tiếp nhận trong hệ thống BHXH tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá là tương đối tốt, thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực; hướng dẫn kê khai tận tình, chu đáo. Tuy nhiên vẫn cịn mợt số bộ phận người dân chưa thực sự hài lòng đối với viên chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Nguyên nhân do viên chức tại bợ phận này vẫn cịn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý công việc.

2.5.2.4 Kết quả cung ứng dịch vụ

Thời gian qua các mặt công tác về cung ứng dịch vụ, giải đáp thắc mắc hướng dần thực hiện TTHC về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức chấp hành và triển khai thực hiện theo chỉ đạo, chưa có tính mới và sự đợt phá, cũng như xây dựng các chương trình chiến lược ứng phó trước nhu cầu ngày càng cao của người dân và xã hội về mợt nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

66

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Quảng Ngãi; cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó phân tích thực trạng về kết quả hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 – 2020 về mức độ phát triển của số lượng người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; về tình hình cung cấp dịch vụ hành chính trong giải quyết chế đợ hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Đề tài phân tích, đánh giá sự hài lịng của người dân đối với chất lượng dịch vụ của BHXH tỉnh Quảng Ngãi thông qua phiếu khảo sát đối với người dân dựa trên 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ BHXH: Tiếp cận dịch vụ; Thủ tục hành chính; Thái đợ phục vụ của viên chức BHXH; Kết quả cung ứng dịch vụ; Tiếp nhận, xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị. Phân tích sự hài lòng của gười dân đối với chất lượng dịch vụ BHXH theo 5 mức độ của Likert.

Đánh giá kết quả và hạn chế của BHXH tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển, các giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao sự hài lòng của người dân về chất lương dịch vụ BHXH tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới trong chương 3.

67

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BHXH TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội tại tỉnh quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)