TRẠM CONTAINER LÀM HÀNG LẺ CFS

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.6 TRẠM CONTAINER LÀM HÀNG LẺ CFS

1.6.1 Đặt vấn đề

Chuyên chở hàng hóa bằng container theo phương thức từ cửa tới cửa (door to door) không phải khi nào thực hiện cũng đem lại hiệu quả. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Người gửi hàng khơng có đủ hàng để xếp đầy một container, vì vậy họ quyết định gửi hàng theo phương thức hàng lẻ (LCL - Less than a Container Load)). + Khơng có đầy đủ phương tiện hay thiết bị thích hợp cho việc chất xếp container tại kho của chủ hàng.

+ Khơng có chỗ tập kết cho phương tiện chuyên chở container tại kho chủ hàng. + Hệ thống đường bộ không thuận lợi cho việc chuyên chở container.

+ Khơng có các tuyến đường sắt hoặc đường thủy nội địa trực tiếp từ các cảng đến kho chủ hàng.

Người ta có thể sử dụng điểm thơng quan nội địa (Inland Clearance Depot - ICD) để làm nơi giao nhận hàng. Tuy nhiên cũng có một số khó khăn khi lựa chọn một ICD thích hợp, đó là:

+ Địa điểm này không nằm ở gần kho chủ hàng.

+ Khơng có đầy đủ phương tiện chun chở container giữa cảng và ICD dẫn đến việc gián đoạn hoặc kéo dài thời gian giao nhận hàng.

+ Chi phí di chuyển container giữa cảng và ICD quá cao.

+ Quy chế về thủ tục hải quan bắt buộc phải kiểm tra hàng hóa tại cảng. + Có thể phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan đến thủ tục hải quan. + Phải chịu phí lưu rơ-mc hoặc phí chuyển trả vỏ container về cảng.

Trong những điều kiện như trên, người ta thường sử dụng phương thức giao nhận hàng tại CFS (Container Freight Station) của cảng.

Hình 1.9: Khu vực đóng, rút hàng cho container tại ICD

1.6.2 Nhiệm vụ của CFS

a) Các công việc đối với hàng nhập khẩu

- Chuyển container hàng nhập về kho CFS;

- Dỡ hàng từ container đưa vào kho, sắp xếp hàng hóa trong kho; - Bảo quản hàng;

- Đưa hàng hóa cho hải quan kiểm tra; - Vệ sinh container rỗng;

- Trả container rỗng về bãi chứa quy định tại cảng; - Chất hàng lên phương tiện vận tải nội địa.

b) Các công việc đối với hàng xuất khẩu

- Nhận hàng xuất khẩu từ các phương tiện vận chuyển nội địa. Chất xếp, bảo quản và phân loại hàng hóa;

- Tiến hành các thủ tục kiểm tra hải quan đối với hàng xuất khẩu; - Nhận container rỗng tại bãi chứa và vận chuyển về CFS;

- Đóng hàng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế hải quan và quy chế vận chuyển;

- Giao container hàng vào bãi chứa tại cảng.

1.6.3 Nguyên tắc chất xếp hàng tại CFS

a) Nguyên tắc chất xếp hàng hóa

- Chiều cao xếp chồng của hàng hóa trong kho phải phù hợp với từng loại hàng và kiểu bao bì của nó.

- Khơng được xếp chồng cao q sức chịu tải của bao kiện hàng lớp dưới cùng, dẫn đến đống hàng bị đổ.

- Trong những trường hợp cần thiết phải theo chỉ dẫn chất xếp của người gửi hàng. - Người ta có thể sử dụng hệ thống giá đỡ nhiều tầng để chất xếp các loại hàng hóa mà

bao bì làm bằng vật liệu yếu , chẳng hạn như các loại hộp giấy hay carton...

- Đối với những loại hàng dễ hỏng, dễ vỡ như thủy tinh, gốm sứ thì nhất thiết phải xếp trong những bao bì chắc chắn bằng gỗ và có chèn lót.

- Cần tập hợp những kiện hàng có kích thước nhỏ thành một kiện lớn (đóng thành pallet) để có thể xếp chồng cao hơn và dễ dàng sử dụng thiết bị cơ giới hóa. Hàng xếp trên pallet phải đảm bảo an tồn, chiều cao của hàng trên mỗi pallet không quá 1,5 chiều dài của pallet.

- Không được xếp chồng cao hơn tại những vị trí là góc của lơ hàng vì hạn chế tầm nhìn của phương tiện và thiết bị làm va quệt gây đổ vỡ.

- Hàng hóa chất xếp tại CFS phải được phân tách thành các lô riêng biệt theo từng phiếu gửi hàng.

- Khi xếp chồng thành nhiều lớp, giữa các lớp hàng (tier) phải có đệm lót.

- Những hàng hóa thuộc loại dính bẩn, thì nên xếp riêng về một khu vực. Tốt nhất là xếp ngồi bãi.

- Khơng được xếp các kiện hàng nặng lên bên trên các kiện hàng nhẹ.

- Không được chất xếp các hàng chất lỏng, ẩm ướt bên trên các kiện hàng khô (tránh ẩm ướt).

- Những kiện hàng kồng kềnh, bất tiện khi xếp dỡ thì nên xếp ở chỗ trống hoặc gần cửa.

- Hàng nguy hiểm phải xếp tại vị trí an tồn quy định và ghi ký hiệu rõ ràng. - Hàng có giá trị cao phải xếp vào kho tại khu vực được bảo vệ chắc chắn. - Sử dụng đúng loại thiết bị hay dụng cụ xếp dỡ cho từng loại hàng.

- Khi chất xếp hàng tại CFS phải tạo các khe hở giữa các đống hàng để đảm bảo thơng gió nếu cần thiết.

- Khi chất xếp bằng thủ công, người công nhân chỉ được nâng kiện hàng cao tới vai. Chỉ được bước lên đống hàng khi thực sự cần thiết.

b) Khoảng cách an tồn khi chất xếp hàng nguy hiểm

Nhóm hàng 2.1 2.2 2.3 3 4.1 4.2 4.3 5.1 5.2 6.1 8 9 2.1 0 0 S A S 0 S S 0 A 0 2.2 0 0 A 0 A 0 0 A 0 0 0 2.3 0 0 S 0 S 0 0 S 0 0 0 3 S A S 0 S A S S 0 0 0 4.1 A 0 0 0 A 0 A S 0 A 0 4.2 S A S S A A S S A A 0 4.3 0 0 0 A 0 A S S 0 A 0 5.1 S 0 0 S A S S S A S 0 5.2 S A S S S S S S A S 0 6.1 0 0 0 0 0 A 0 A A 0 0 8 A 0 0 0 A A A S S 0 0 9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chú thích : 0 – Khơng cần xếp cách ly A – Cách nhau ( > 3 m) S – Cách nhau ( > 12 m)

1.6.4 Diện tích CFS

Về cơ bản, CFS chỉ có ý nghĩa đối với container hàng lẻ. Đó là nơi đóng hoặc rút hàng khỏi container. CFS gồm một kho có mái che và thềm cho xe tải đỗ để đóng rút hàng.

Hình 1.10: Kho CFS

Kích thước của kho CFS, bao gồm cả khu vực kiểm tra hải quan và các diện tích khác phụ thuộc vào lượng container hàng lẻ dự tính qua kho và thời gian lưu kho

Việc tính tốn kích thước của kho CFS liên quan đến những thơng số sau:

a. Diện tích cho hàng hố của một container hàng lẻ qua CFS với chiều cao xếp hàng thích hợp

b. Diện tích cần thiết cho xe nâng làm việc và quay trở. c. Hệ số cao điểm

d. Thời gian lưu kho bình qn của hàng hố (khác nhau giữa hàng nhập và hàng xuất) e. Số ngày làm việc trong năm.

Diện tích của kho được tính:

Số TEU hàng lẻ × (a) × (b) × (c) × (d)

= (m2)

(e)

Kinh nghiệm ở các cảng nội địa đã cho thấy đối với mặt kho phẳng thì (a) × (b) × (c) bằng 40. Ví dụ, với lượng container hàng lẻ thơng qua 5000 TEU / năm với thời gian lưu bình quân là 5 ngày và 300 ngày khai thác thì:

5000 × 40 × 5

Diện tích bãi = = 3300 (m2)

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 1

1. Vai trị và chức năng của cảng biển 2. Phân loại cảng biển

3. Phân loại hệ thống thiết bị xếp dỡ hàng hóa tại cảng ? 4. Mục đích và khả năng thơng qua kho bãi ?

Local Port Port of Transshipment Feeder Line Main Lines Local Port CHƯƠNG 2. KHAI THÁC CẢNG 2.1 BẾN CONTAINER

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w