KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 137 - 141)

CHƯƠNG 6 CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG TÀU

6.5 KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU

6.5.1 Căn cứ và yêu cầu khi lập kế hoạch giải phóng tàu

a. Khi lập kế hoạch xếp dỡ hàng hóa cho một tàu cụ thể, cảng cần dựa vào các thông tin cơ bản sau:

- Dự kiến thời gian tàu đến và đi;

- Khối lượng và chủng loại hàng cần xếp dỡ, phân bố hàng hóa trong các hầm hàng của tàu;

- Khả năng sử dụng thiết bị xếp dỡ của tàu và của cảng ; - Các phương án xếp dỡ cho tàu;

dỡ);

- Tình hình kho bãi;

- Tình hình tập kết hàng và phương tiện của chủ hàng; - Yêu cầu đặc biệt của tàu hay chủ hàng.

b. Các yêu cầu khi tiến hành xếp dỡ giải phóng tàu:

- Tận dụng tối đa năng lực xếp dỡ của cẩu tàu và cẩu bờ (mở nhiều máng xếp

- Đảm bảo tính ổn định và cân bằng của tàu;

- An toàn cho người, phương tiện thiết bị và hàng hóa; - Năng suất giải phóng tàu cao nhất.

6.5.2 Lập kế hoạch xếp dỡ cho tàu

Thời gian xếp dỡ hàng cho một tàu phụ thụ thuộc vào khối lượng, chủng loại hàng xếp dỡ, số máng xếp dỡ tối đa có thể mở, năng suất của thiết bị.

Đối với các tàu bách hóa vận chuyển theo hợp đồng tàu chuyến, chủ hàng thường dành quyền lựa chọn thiết bị xếp dỡ và họ thường sử dụng cần cẩu của tàu (vì chi phí sử dụng cẩu tàu đã bao gồm trong giá cước vận chuyển). Do vậy số máng xếp dỡ thường bằng số cần cẩu của tàu. Trường hợp cần thiết, chủ hàng có thể yêu cầu sử dụng thêm cần trục bờ. Tuy nhiên, tổng số máng xếp dỡ tối đa thường bằng với số hầm hàng của tàu.

Khi hợp đồng xếp dỡ với cảng, chủ hàng thường thỏa thuận một định mức năng suất, đó là tổng khối lượng hàng xếp dỡ cho một ngày (tấn/tàu-ngày), hoặc định mức cho một máng xếp dỡ (tấn/máng-ca hoặc tấn/máng-giờ). Trên cơ sở đó, cảng có thể dự tính được số máng xếp dỡ và khoảng thời gian cần thiết cho việc xếp dỡ.

Đối với các tàu container, việc xếp dỡ chủ yếu bằng cần trục bờ và cảng sẽ quyết định số lượng cần trục làm hàng cho tàu, sao cho đảm bảo thời gian tàu khởi hành theo lịch

- Tính số máng mở cần thiết rm  q t 24.p.w ct .(1  km ) (cần trục)

Điều kiện rm phải nhỏ hơn hoặc bằng số máng xếp dỡ tối đa có thể xếp dỡ đồng thời cho tàu.

Trong đó: qt - khối lượng hàng cần xếp dỡ trong 1 ngày cho tàu (tấn/tàu-ngày); p - năng suất xếp dỡ của cần trục (tấn/cần trục-giờ);

km - hệ số khoảng thời gian bị mất do việc đóng mở nắp hầm hàng; (với tàu container km = 5%, tàu bách hóa km có thể ít hơn) - Thời gian hồn thành việc xếp dỡ cho tàu

t Qt

xd

q

(ngày)

t

* Hầm trọng điểm: là hầm có thời gian xếp dỡ dài nhất trong số các hầm của tàu. Với tàu

chở cùng một loại hàng thì hầm trọng điểm là hầm có khối lượng lớn nhất. Nhưng với tàu chở nhiều loại hàng khác nhau thì hầm trọng điểm thường là hầm chở loại hàng có năng suất xếp dỡ thấp so với các hầm khác, nên thời gian phải kéo dài. Trong trường hợp này, thời gian hoàn thành xếp dỡ cho tàu bằng thời gian xếp dỡ hầm trọng điểm.

6.5.3 Nội dung kế hoạch giải phóng tàu

Một kế hoạch xếp dỡ giải phóng tàu cần thể hiện rõ các nội dung như: tên tàu, vị trí cập, loại hàng cần xếp dỡ, khối lượng hàng, thời gian bắt đầu và kết thúc làm hàng, phương án xếp dỡ, số lượng, chủng loại phương tiện tham gia xếp dỡ, tổ đội công nhân bốc xếp, các ghi chú đặc biệt khác.

Ví dụ sau đây sẽ minh họa một kế hoạch giải phóng tàu: Tàu A dự kiến xếp hàng với khối lượng phân bổ theo sơ đồ xếp hàng của tàu như sau:

Thiết bị xếp dỡ:

+ 4 cẩu tàu, năng suất làm hàng (xi măng = 200 tấn/máng-ca, bách hóa=150 tấn/máng-ca).

+ 2 cẩu bờ, năng suất làm hàng (xi măng = 300 tấn/máng-ca, bách hóa = 200 tấn/máng-ca).

(Mỗi hầm chỉ mở được 1 máng, hoặc cẩu tàu hoặc cẩu bờ). Giả thiết là các điều kiện khác thỏa mãn.

Kế hoạch làm hàng Tàu : ……………. Vị trí cập : ………….

Ghi chú: Màu vàng - làm bằng cẩu bờ Màu xám - làm bằng cẩu tàu

Trục đứng biểu thị khối lượng hàng của từng hầm Trục ngang biểu thị thời gian làm hàng

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w