BẾN HÀNG TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2 BẾN HÀNG TỔNG HỢP

2.2.1 Tính kinh tế

(1). Sự cần thiết của bến tổng hợp là xếp dỡ hàng bách hóa và các loại hàng đơn chiếc khác nhau.

Hình 2.14: Bến tổng hợp

(2). Vai trò của bến tổng hợp là đưa ra những cơ sở vật chất cần thiết, có hiệu quả cho giai đoạn khi tàu hàng bách hóa ghé cảng có thể vận chuyển hàng đơn chiếc như: container, cao bản, các loại hàng bó, các hàng hóa đơn vị lớn như sắt thép, ô tô và các máy móc, cao bản. Những phương pháp vận chuyển hiện đại này được đưa ra để giảm chi phí xếp dỡ và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, chúng có thể là ngun nhân làm giảm năng suất xếp dỡ và phá vỡ hoạt động ở cảng nếu cảng khơng có thiết bị bốc xếp có hiệu quả.

(3). Để có thể bốc xếp những loại hàng đó có hiệu quả cần thiết phải có rất nhiều loại thiết bị khác nhau với các đặc điểm khác nhau so với bến hàng bách hóa. Bến tổng hợp u cầu bố trí mặt bằng riêng và phương pháp quản lý hiện đại. Dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng có thể đạt được mức thơng qua lớn do tính mềm dẻo của bến. Hơn nữa, nó có thể được sử dụng có hiệu quả cho bất kỳ loại hàng nào.

(4). Bến tổng hợp có thể sử dụng đầy đủ được khả năng của những thiết bị xếp dỡ có năng suất cao ngay từ khi bắt đầu hoạt động và có khả năng giảm tổng chi phí ở cảng cho một số hàng khơng phải hàng rời. Về lâu dài, bến tổng hợp có ưu thế do dễ dàng biến thành cảng chuyên dụng xếp dỡ hàng đơn chiếc. Do vậy, đối với các nước đang phát triển, suy nghĩ về phát triển bến bách hóa nên theo hướng bến tổng hợp.

2.2.2 Bố trí bến

(1). Mơ hình đặc trưng của bến tổng hợp gồm 2 cầu tàu. Cần chú ý những khía cạnh sau: kho nằm ở cuối cầu, do vậy việc phục vụ xe tải ở kho không ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển nội bộ của cảng. Khu vực bãi gần cầu tàu cho hàng đơn chiếc và hàng bách hóa chịu ảnh hưởng thời tiết, khu vực hoạt động ở cầu tàu rộng, khu vực cho đường bộ và đường sắt xuyên qua bến, cầu Ro-Ro.

2.2.3 Thiết bị xếp dỡ

Thiết bị xếp dỡ chủ yếu ở cầu tàu là cần cẩu hoặc cần cẩu tháp ô tô. Thông thường không nên sử dụng cần cẩu chạy trên ray, chỉ nên sử dụng 1 cần cẩu cầu. Một cần cẩu tháp ơ tơ 30T có thể sử dụng được trên cùng đường ray như cần cẩu cầu. Phương pháp vận chuyển tiêu chuẩn cho hầu hết các loại hàng là sự phối hợp xe kéo-xe mc. Sử dụng xe mc có kích thước phù hợp cho xếp dỡ container, có chiều cao thấp, dễ dàng nối và tháo các moóc.

Số lượng thiết bị có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Theo kinh nghiệm, lý do cơ bản nhất gây khó khăn trong hoạt động của bến khi xếp hàng đơn chiếc là thiếu sót trong việc nhận biết sự cần thiết của thiết bị vận chuyển. Vì lý do này khơng nên giảm số lượng thiết bị vận chuyển. Khi luồng 1 loại hàng nào đó tăng, có thể cân nhắc thay đổi theo hướng chuyên dụng hơn và cần những thiết bị bổ sung ( như cần cẩu cầu cho container, xe nâng ôm ).

2.2.4 Quản lý bến tổng hợp

Để tận dụng những ưu điểm của bến tổng hợp cần phải có quan điểm quản lý cảng hiện đại, phải nghiên cứu về mối quan hệ pháp lý của công nhân bốc xếp và sự cần thiết cho những kế hoạch hoạt động phối hợp. Một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất trong môi trường thay đổi của cảng là quan hệ của công nhân bốc xếp. Những hành động sớm hơn về phía quản lý có thể tạo ra sự thay đổi dần để cải thiện chính sách quản lý lao động. Sự cố gắng của quản lý ở khía cạnh này bao gồm:

a. Sự huấn luyện nghề nghiệp chuyên môn (người lái thiết bị cơ giới, cán bộ kỹ thuật, người kiểm sốt giao thơng...).

b. Có kế hoạch trước về nhu cầu nhân lực trực tiếp và gián tiếp với việc thường xuyên xem xét lại chỉ tiêu yêu cầu.

c. Cải thiện từng bước mối quan hệ của công nhân xếp dỡ bằng cách thuyên chuyển lao động tạm thời thành lao động cố định cho một phần chủ yếu của lực lượng lao động.

d. Phát triển hệ thống trả lương theo thời gian kết hợp với phụ cấp thích hợp.

Trong q trình phát triển, quản lý cảng phải quan hệ chặt chẽ với cơng đồn và sẵn sàng tiếp thu những ý kiến của công nhân và nhân viên. Sự thay đổi sẽ diễn ra trôi chảy hơn nếu có sự đối thoại rộng rãi.

Một lĩnh vực khác của quản lý liên quan đến tổ chức hoạt động của bến. Thông thường nhiều hoạt động ở trên tàu, ở cầu tàu và ở kho bãi được xem xét như những hoạt

động riêng rẽ. Như vậy, thậm chí trong trường hợp bốc xếp hàng bách hóa cũng xảy ra lãng phí lớn về khả năng bốc xếp. Ở những bến chuyên dụng, sự tách riêng như vậy là điều hồn tồn khơng thể chấp nhận được, bởi vì trách nhiệm thống nhất cho toàn bộ hoạt động và việc điều khiển thống nhất bến chuyên dụng là yêu cầu quan trọng đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, bến chuyên dụng nên hoạt động độc lập với bến hàng bách hóa.

Phương pháp quản lý nên tập trung vào điều khiển và kiểm sốt liên tục q trình bốc xếp các loại hàng. Vì vậy phải chuẩn bị những điều kiện sau:

+ Huấn luyện kỹ năng quản lý.

+ Bộ phận quản lý tốt với luồng thơng tin có kế hoạch.

+ Cơng việc duy tu bảo dưỡng thiết bị được lập kế hoạch dựa trên cơ sở những điều kiện trang bị sửa chữa tốt.

+ Thu thập và sử dụng các chỉ tiêu khai thác.

+ Có mối quan hệ chặt chẽ với đại lý tàu, mơi giới, cơng ty xe lửa. Ở bến nên có đại diện của họ.

2.3 BẾN HÀNG RỜI

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w