Hệ thống bốc xếp hàng container

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.5 Hệ thống bốc xếp hàng container

Căn cứ vào đặc điểm trang thiết bị chuyên dùng và cách bốc dỡ container, người ta phân 3 loại hệ thống bốc dỡ:

- Hệ thống bốc dỡ container trên giá xe (On Chassis System - OC): mọi di chuyển của container tại khu cảng đều dùng giá xe trên đó đặt những container.

- Hệ thống bốc dỡ container bằng xe nâng bên trong, còn gọi là xe nâng chuyển (Straddle Carrier System - SC): loại xe chuyên dùng này có nhiều lợi thế, vừa vận chuyển container vừa xếp chồng lên thành nhiều tầng.

- Hệ thống xếp dỡ bằng cẩu di động (Transtainer Carrier System - TC): loại cẩu này vừa vận chuyển container vừa xếp chồng thành nhiều tầng trên bãi.

- Ngồi ra, cũng có thể sử dụng hệ thống bốc dỡ hỗn hợp.

Hệ thống bốc dỡ container trên giá xe (OC system)

Container được dỡ từ tàu xuống bờ bằng giàn khung cần trục (gantry crane/ship to shore crane - STS Crane) và được đặt thẳng trên giá xe xếp dọc theo bến tàu. Máy kéo sẽ kéo các giá xe vào bãi và xếp thành hàng ngay ngắn, trật tự. Hệ thống bốc dỡ này có lợi cho cách vận chuyển liên vận biển - bộ vì các máy kéo dễ dàng vận chuyển nối tiếp trên bộ mà không cần sử dụng thêm thiết bị vận tải khác hỗ trợ do đó tiết kiệm thao tác bốc dỡ cũng như chi phí có liên quan. Ưu điểm của hệ thống bốc dỡ này là khả năng lựa chọn cao, có thể lấy dễ dàng bất kỳ container nào khi cần. Chỗ bất lợi của hệ thống bốc dỡ này là khơng thể xếp chồng các container. Do đó hệ thống bốc dỡ này địi hỏi diện tích bãi chứa phải rộng rãi, đủ chỗ để bố trí giá xe.

Hình 2.5: Thiết bị và sơ đồ hệ thống bốc dỡ trên giá xe

Hệ thống bốc dỡ container bằng xe nâng bên trong (SC system)

Container được dỡ từ tàu bằng giàn khung cần trục và đặt lên cầu tàu, các xe nâng bên trong chuyển vận vào bãi và xếp chồng thành 2-3 tầng (container được kẹp giữ ở khoảng trống giữa 4 chân bánh xe nâng). Hệ thống bốc dỡ này có lợi vì container được

Straddle Carrier

RTGs

xếp thành tầng, do đó sẽ chiếm ít diện tích bãi chứa. Chỗ bất lợi của hệ thống bốc dỡ này là gây trở ngại một phần khi cần rút hàng ra khỏi container hoặc nếu tiếp chuyển container thì lại phải sử dụng cơng cụ bốc dỡ, tốn thêm 1 thao tác nghiệp vụ. Ngoài ra việc xếp chồng container thành nhiều tầng cần phải bảo đảm u cầu kỹ thuật, nếu khơng có thể gây hư hỏng container.

Hình 2.6: Thiết bị và sơ đồ hệ thống bốc dỡ bằng Straddle Carrier

Hệ thống bốc container dỡ bằng cẩu di động (TC system)

Container được dỡ từ tàu lên bằng giàn khung cần trục đặt trực tiếp trên giá xe và được đầu máy kéo vào bãi. Cẩu di động sẽ dỡ và xếp container trên bãi thành nhiều tầng. Hệ thống bốc dỡ này tiết kiệm được nhiều diện tích hơn hệ thống bốc dỡ bằng xe nâng bên trong vì cẩu di động có thể xếp cao hơn đồng thời cũng có thể xếp thành nhiều hàng liền nhau. Nhược điểm của hệ thống này là khả năng lựa chọn kém, phải đảo chuyển nhiều khi cần lấy những container nằm ở tầng dưới hay phía bên trong.

Hình 2.7: Thiết bị và sơ đồ hệ thống bốc dỡ RTG

Hệ thống hỗn hợp

Đây là hệ thống kết hợp nhiều loại thiết làm hàng trên bãi bao gồm RTG, RMG, Reachstacker, Straddle carrier trên một bến.

Container crane Reachstacker RMGs Forklift Truck Hình 2.8 Sơ đồ hệ thống bốc dỡ hỗn hợp Hình 2.9: Một số thiết bị xếp dỡ container

Bảng so sánh ưu nhược điểm của các hệ thống thiết bị bốc dỡ container

Hệ thống

thiết bị Ưu điểm Nhược điểm Phạm vi sử dụng

OC

. Hoạt động khai thác đơn giản, mềm dẻo và nhanh.

. Sử dụng ít cơng nhân . Chi phí sửa chữa và bảo ưỡng thấp

. Chi phí xây dựng 1 đơn vị diện tích bãi thấp . Ít hư hỏng container . An tồn

. Số ơ nền trên 1 đơn vị diện tích thấp

. Vốn đầu tư ban đầu cho việc mua sắm giá xe cao . Khả năng thích ứng với việc tư động hóa thấp . Khả năng xử lý khi lưu lượng container tăng cao kém

. Có thể dùng cho các cảng đầu mối (OD) . Yêu cầu cân bằng giữa container nhập và xuất . Thích hợp cho container gửi hàng theo phương thức FCL . Có thể chấp nhận cả tàu Ro-Ro SC . Hoạt động của hệ thống khá mềm dẻo . Sử dụng ít cơng nhân . Vốn đầu tư ban đầu thấp

. Độ an toàn thấp . Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao

. Dễ hư hỏng container . Khả năng ứng dụng tự động hóa khơng cao.

. Thường dùng ở cảng đầu mối

. Yêu cầu cân bằng giữa số container xuất và nhập . Phù hợp với việc vận chuyển bằng đường bộ . Chỉ phù hợp cho tàu Lo-Lo TC (RTGs) . Số ô nền trên một đơn vị diện tích cao.

. Sức chứa của bãi lớn . Dễ thích ứng với việc áp dụng tư động hóa . Ít hư hỏng container . An tồn

. Hoạt động của hệ thống phức tạp và kém linh hoạt.

. Vốn đầu tư cho thiết bị và bãi chứa cao

. Khả năng lựa chọn container kém

. Thường áp dụng cho các cảng chuyển tải. . Có thể chấp nhận sự mất cân đối giữa container xuất và nhập. . Chấp nhận cả container gửi hàng theo phương thức LCL

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w