QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 132 - 135)

CHƯƠNG 6 CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG TÀU

6.2. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA

6.2.1 Khái niệm

Quy trình cơng nghệ xếp dỡ là một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức công tác xếp dỡ hàng hóa của cảng. Nó là văn bản mang tính chất pháp lý nội bộ để các bộ phận liên quan căn cứ thực hiện.

Quy trình cơng nghệ xếp dỡ hàng hóa được xây dựng cho từng loại hàng, theo từng phương án xếp dỡ, căn cứ vào thiết bị kỹ thuật xếp dỡ hiện có và phù hợp với kiểu loại phương tiện vận tải đến cảng.

Quy trình cơng nghệ quy định số lượng, chủng loại thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng, số lượng công nhân tại các bước công việc cũng như các thao tác kỹ thuật cần thực hiện, đồng thời định mức năng suất cho từng phương án xếp dỡ.

Căn cứ vào quy trình cơng nghệ xếp dỡ, cán bộ chỉ đạo sản xuất hay cán bộ đi ca có thể bố trí phương tiện, thiết bị một cách hợp lý, điều động nhân lực một cách dễ dàng, đồng thời giúp họ kiểm tra việc thực hiện.

6.2.2 Nội dung quy trình cơng nghệ xếp dỡ

Ví dụ: Quy trình cơng nghệ xếp dỡ hàng kiện bách hóa (≤50 kg). a. Đặc điểm hàng hóa

Hàng bách hóa đóng trong thùng carton gồm các loại hàng thông thường như đồ gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mỳ ăn liền, nơng lâm hải sản, trà, cà phê... có trọng lượng đóng thùng nhỏ hơn hoặc bằng 50 kg.

Đặc tính: dễ rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa

Kích thước: L x B x H = (450 - 600) x (300 - 350) x (250 - 300) mm b. Các phương án xếp dỡ

+ Tàu – ô tô, hoặc ngược lại + Tàu – kho, hoặc ngược lại + Kho – ô tô, hoặc ngược lại c. Thiết bị và công cụ xếp dỡ

+ Thiết bị xếp dỡ: Cẩu ô tô > 6 tấn, tầm với > 10 m Xe nâng 3,5 tấn

+ Cơng cụ mang hàng:

Dây xi-linh đường kính 28-30 mm, dài 12 m Võng ni-lon dẹp 0,8 – 2 m

Võng ni-lon tròn 2,4 x 2,4 m Mâm xe nâng 2,5 x 2,4 m Kệ chuyển tiếp lên xe

d. Số lượng phương tiện, thiết bị mỗi máng theo từng phương án

f. Diễn tả quy trình - Phương án: Tàu – Ơ tơ

+ Tại hầm tàu: Công nhân xếp dỡ gồm 6 người chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 người thành lập một mã hàng. Trước tiên ty rải dây hay võng xuống mặt bằng dưới hầm tàu, từng người bê kiện hàng đặt ngay ngắn, cân đối lên công cụ mang hàng. Mỗi mã hàng từ16 – 20 kiện. Khi cần trục hạ móc cẩu xuống, cơng nhân mốc cẩu vào mã hàng cho cần trục kéo lên bờ.

+ Trên ô tô: Khi mã hàng hạ xuống cách sàn xe 0,2 m, công nhân leo lên sau xe điều chỉnh cho mã hàng hạ xuống vị trí thích hợp, tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc cơng cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Sau đó cơng nhân thực hiện dỡ mã hàng xếp vào thùng xe. Mã hàng cuối cùng sẽ được hạ xuống bàn kê hàng, sau đó xếp lên sàn xe.

- Phương án: Tàu – Kho

+ Tại hầm tàu: Tương tự như phương án Tàu – Ơ tơ

+ Tại cầu tàu: Khi mã hàng hạ xuống cách mâm xe 0,5 m, công nhân vào điều chỉnh cho mã hàng đúng vị trí thích hợp, sau đó tháo mã hàng khỏi móc cần trục, móc cơng cụ xếp dỡ khơng hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Khi đủ hàng xếp trên mâm, xe nâng xúc mâm có hàng chạy vào kho.

+ Trong kho: Khi xe nâng có hàng đã đậu vào vị trí thích hợp, cơng nhân tiến hành xếp hàng từ mâm xe lên đống hàng. Nhóm cơng nhân gồm 2 người chuyển hàng từ mâm xe lên đống, 4 người đứng trên đống để xếp các kiện hàng vào vị trí.

- Phương án: Kho – Ơ tơ

Bố trí 4 cơng nhân trong kho lấy hàng từ đống và xếp vào mâm xe. Trên ơ tơ, 2 cơng nhân có nhiệm vụ xếp các kiện hàng vào thùng xe. g. Kỹ thuật chất xếp và bảo quản

- Dưới hầm tàu: Phải lấy hàng trong từng khoang. Hàng lấy từng lớp một, mỗi lớp sâu 4 kiện. Lấy hàng từ miệng hầm trước, sau đó lấy dần vào trong. Nếu kéo một

lần 2 mã hàng (mã kép) thì 2 mã phải được lập song song sát nhau. Những kiện hàng bể rách phải xếp riêng và kéo bằng võng.

- Trên ô tô: Hàng xếp từng chồng bắt đầu từ phía ca-bin dần về phía đi. Chiều cao của lớp hàng trên cùng chỉ được cao hơn thùng xe 1/3 chiều cao kiện hàng. Không được xếp quá trọng tải cho phép của xe.

- Trong kho: Trước khi xếp hàng phải dùng pallet lót nền kho. Đống hàng cách tường 0,5 m. Chiều cao đống hàng đảm bảo áp lực cho phép của nền kho.

- Khi xếp hàng không được quăng, kéo kiện hàng, không làm rơi hoặc rách bao bì. Vận chuyển hàng đi xa phải có bạt chống mưa. Bảo quản hàng ở nhiệt độ bình thường, khơng bị ẩm ướt. Những kiện hàng rách bể phải được bảo quản riêng.

h. An toàn lao động

- Sau khi mở nắp hầm 20 phút công nhân mới được xuống hầm tàu.

- Trước khi làm hàng phải kiểm tra an toàn kỹ thuật các thiết bị và công cụ xếp dỡ.

- Công nhân thực hiện nghiêm nội quy an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa. - Khơng được lăn bẩy kiện hàng gây tai nạn.

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w