Cấu trúc khu bến bốc dỡ container

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.12 Cấu trúc khu bến bốc dỡ container

Khu cảng container là cơ sở vật chất kỹ thuật khơng thể thiếu trong tồn bộ hệ thống chun chở container. Cấu trúc của nó gồm:

a) Cầu tàu (quay)

Cầu tàu là bộ phận quan trọng nhất của một khu bến container. Là nơi đậu của tàu và bốc dỡ container. Cầu tàu có cấu trúc “ke” hoặc cầu tàu (quay or pier). Chiều dài và độ sâu của cầu tàu tùy thuộc vào số lượng và kích cỡ của các tàu ra vào cảng. Chiều dài trung bình của một bến có 1 cầu tàu là 300 m, của một bến có 2 cầu tàu từ 500-600 m, bến có 3 cầu tàu dài 750-900m. Một số cảng cịn thiết kế phần phần bến nhơ dành cho các tàu Ro-Ro. Các cầu tàu có thể được đặt tên, đánh số hay ký hiệu bằng chữ cái.

Chiều rộng của cầu tàu phụ thuộc kích thước cần trục lắp đặt trên đó. Khoảng khơng gian giữa hai đường ray cần trục là khu vực lưu thông của các xe vận chuyển container chuẩn bị xếp dỡ. Phần diện tích phía tầm với sau cần trục dùng để xếp đặt các nắp hầm của tàu.

Tàu đậu tại cầu tàu được neo (buộc) vào các cọc neo. Các cọc này cách nhau từ 15 đến 20 m, được đánh số thứ tự và sơn bằng các màu nổi như vàng, trắng. Trên cầu tàu, cứ cách khoảng 100 m lại có một số thiết bị cứu hộ như phao, móc và ln có người trực cứu hộ.

Các làn đường cho xe chở container và thiết bị xếp dỡ di chuyển được sơn bằng các màu riêng. Làn đường dành cho người đi bộ thường sơn màu vàng. Một số cảng còn đặt các hàng rào để ngăn cách hoàn toàn khu vực làm hàng và khu vực lưu thông của các loại phương tiện khác (như xe taxi, xe cung ứng…) và người đi bộ.

b) Bãi chứa container (container yard)

Bãi container chiếm diện tích lớn nhất trong tồn bộ diện tích khu đất phía trước của cảng (khoảng 65% tổng diện tích). Chức năng chính của bãi container là:

- Đóng vai trị như là một khu đệm giữa hoạt động xếp dỡ container cho tàu và hoạt động giao nhận container;

cảng. - Cho phép tiến hành thủ tục hải quan và các thủ tục giao nhận vận tải; - Tập kết container trước khi xếp xuống tàu;

- Là nơi chất chứa container vì những nguyên nhân khác chưa thể đưa ra khỏi

Bãi chứa container có thể phân thành một số khu vực: khu vực chứa container chuẩn bị bốc xuống tàu (gọi là bãi containet hàng xuất), khu vực dành tiếp nhận container từ tàu dỡ lên bờ (gọi là bãi container hàng nhập), khu vực chứa container rỗng, khu vực chứa container đặc biệt (reefer container, OOG container...). Tùy theo số lượng container đi/đến và thời gian lưu tại bãi dài hay ngắn mà diện tích bãi chứa có qui mô lớn hay nhỏ. Thông thường tương ứng với chiều dài 300m cầu tàu, diện tích bãi chứa vào khoảng

100.000 m2.

Việc chiếu sáng ở cảng container là rất quan trọng vì cảng hoạt động suốt ngày đêm. Vì vậy, yêu cầu mức chiếu sáng tối thiểu tại cảng đối với các khu vực làm hàng là 20 Lux, các khu vực không làm hàng là 5 Lux. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường thiết kế độ chiếu sáng cao hơn mức này, đặc biệt khu vực làm việc của các cẩu bờ có thể lên tới 100- 200 Lux.

Để giảm bớt sự cản trở của các cột đèn đến hoạt động của thiết bị trên bãi, người ta cố gắng lắp đặt các cột đèn cao với mức chiếu sáng lớn thay vì cần nhiều cột đèn thấp có mức chiếu sáng nhỏ.

c) Trạm container làm hàng lẻ (container freight station – CFS)

CFS là nơi tiến hành các tác nghiệp chuyên chở hàng lẻ, thường được bố trí bên ngồi sát bãi chứa container, tại nơi cao ráo, có kho kín thuận tiện cho việc bốc xếp và bảo quản hàng dưới sự giám sát của hải quan. CFS có chức năng:

- Tiếp nhận các lơ hàng lẻ của chủ hàng từ nội địa, lưu kho, phân loại, đóng hàng vào container, hồn thành thủ tục hải quan và giao hàng vào bãi xuất trước khi xếp xuống tàu;

- Tiếp nhận container từ tàu dỡ lên, rút hàng ra khỏi container, bảo quản, phân loại và giao trả hàng cho các chủ hàng lẻ;

- Tiếp nhận các container hàng lẻ, rút hàng ra, phân loại, tái đóng hàng vào container và gửi tiếp hàng đến đích.

d) Trung tâm kiểm sốt (control center)

Có nhiệm vụ kiểm sốt và giám sát tình hình bốc dỡ container, tình hình hoạt động và các thao tác nghiệp vụ khác trong bãi chứa container. Nó thường được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho việc quan sát và được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại hữu tuyến, vô tuyến, máy ghi hình…).

e) Cổng cảng (gate)

Là cửa đưa container và hàng hóa ra vào, có sự kiểm sốt chặt chẽ theo quy chế, thủ tục xuất nhập khẩu do nhà cầm quyền địa phương định ra. Theo tập quán quốc tế,

cổng cảng được xem như mức phân định ranh giới trách nhiệm giữa một bên là cảng/đại lý thay mặt người chuyên chở với một bên là người gửi hàng hoặc người nhận hàng hoặc người vận tải đường bộ.

f) Xưởng sửa chữa (workshop)

Được đặt ở một nơi dành cho việc sửa chữa, duy tu các container bị hư hỏng đột xuất hoặc đã đến định kỳ duy tu về kỹ thuật. Tùy theo mơ hình và u cầu nghiệp vụ của khu cảng container mà có thể bố trí tại đây xí nghiệp sửa chữa to nhỏ để duy tu, sửa xe tải, thiết bị và container.

Ngồi ra, cịn có trạm vệ sinh container, kho chứa nhiên liệu cho thiết bị xếp dỡ, trạm phát điện...

Hình 2.10: Cấu trúc khu bến container

Chú thích:

1. Cầu tàu Quay

2. Bến cho tàu Ro-Ro RoRo Ramp

3. Bãi chứa container Container Yard

4. Đường giao thông trong nội bộ bãi container Road/Aisle Way

5. Khu vực chứa container hàng xuất Export Stack

6. Khu vực chứa container hàng nhập Import Stack

7. Khu vực xếp container đặc biệt Specials

8. Khu vực container rỗng MT’s

9. Khu vực kho hàng CFS CFS

10. Khu vực kiểm tra hàng hóa Examination Area

A. Khu vực chuyển giao container Interchange Area

C. Bãi chờ xe Parking Area

D. Trạm vận chuyển đường sắt Railhead

E. Khu văn phòng Administration Building

F. Phòng điều khiển Control Room

G. Xưởng sửa chữa Workshop

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w