Tiêu chuẩn và mục tiêu của cảng container

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.2 Tiêu chuẩn và mục tiêu của cảng container

a. Tiêu chuẩn của cảng container

Có 4 tiêu chuẩn cơ bản cần xem xét khi lập kế hoạch và thiết kế một cảng container, liên quan đến việc bố trí mặt bằng cảng và hệ thống thiết bị xếp dỡ, đó là:

- Tiêu chuẩn an tồn

+ Phải bố trí các tuyến giao thông trong cảng theo nguyên tắc đường 1 chiều (nếu có thể) và hạn chế đến mức thấp nhất các điểm giao cắt giữa các tuyến giao thông.

+ Đường lưu thông và khu vực tác nghiệp cho thiết bị xếp dỡ trên bãi phải được tách riêng với các tuyến giao thông của phương tiện vận chuyển đường bộ.

+ Phải biệt lập các khu vực dành cho người đi bộ.

- Tiêu chuẩn đơn giản

+ Các điểm dừng của container để kiểm tra và tiến hành thủ tục giao nhận trong phạm vi cảng phải ít nhất. Muốn vậy, phải giảm thiểu các đầu mối thủ tục.

+ Hệ thống các mẫu biểu chứng từ giao nhận container phải ít về số lượng, đơn giản về nội dung.

+ Quy trình thủ tục giao nhận container phải hết sức rõ ràng, tránh nhầm lẫn.

- Tiêu chuẩn linh hoạt, mềm dẻo

+ Những thay đổi bất thường trong hoạt động sản xuất của cảng phải được giải quyết hay điều chỉnh một cách nhanh nhất.

+ Các hành động và thủ tục thích hợp cần đưa ra kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.

+ Có các biện pháp cần thiết để đối phó với những tai nạn hoặc sự cố liên quan đến hoạt động của máy móc thiết bị xếp dỡ.

- Tiêu chuẩn hiệu quả

+ Cơng nhân và thiết bị xếp dỡ phải được bố trí hợp lý theo các kế hoạch sản xuất. + Khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất thời gian chờ đợi của công nhân và thiết bị do việc lập kế hoạch sản xuất khơng chính xác.

b. Mục tiêu của cảng container

Trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản, hệ thống khai thác cảng cần phải được thiết lập sao cho tối ưu hóa các chức năng chính trong việc chuyển giao và lưu trữ container. Nghĩa là mục tiêu của khai thác cảng container là cải thiện năng suất xếp dỡ, nâng cao sức chứa của bãi và tăng năng lực sử dụng khu đất của cảng.

- Cải thiện năng suất xếp dỡ: Tức là nâng cao năng suất của cần trục bờ cũng như các thiết bị xếp dỡ tại bãi và năng suất của công nhân làm việc tại cầu tàu, tại bãi và các hoạt động khác tại cổng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chuyển giao của cảng container.

- Tăng sức chứa của bãi: Để cải thiện chức năng lưu trữ cần tăng khả năng xếp chồng container tới mức có thể. Nhưng, nếu container xếp chồng cao sẽ làm giảm tốc độ giao nhận container tại bãi, đặc biệt là trong những trường hợp phải lựa chọn như giao container hàng nhập hay cấp container rỗng chỉ định số. Chất xếp container với mật độ dày đặc cũng xung đột với mục tiêu đơn giản và linh hoạt của cảng container. Do đó, cần cân bằng giữa 2 mục tiêu tăng năng suất và tăng sức chứa của bãi.

- Tăng năng lực sử dụng khu đất: Một cảng container thường cần diện tích rất lớn khu đất dọc bờ sông. Tuy nhiên, khơng dễ dàng có được diện tích mặt bằng như u cầu. Hơn nữa, diện tích khu đất cảng càng lớn thì chi phí đầu tư cho xây dựng sẽ tăng cao do phải nạo vét vùng nước, san lấp mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng các cơng trình

của cảng. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là phải tăng lực sử dụng khu đất, góp phần vào việc nâng cao khả năng lưu trữ của cảng.

Một phần của tài liệu Tai lieu hoc tap Quản lý Khai thác cảng 2020 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w