Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài luận án

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

1.2.1. Các khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án được trình bày ở phần trên có thể thấy rằng các nghiên cứu xung quanh chủ đề luận án rất đa dạng và bao hàm nhiều nội dung cơ bản của quản lý chi NSNN như các vấn đề phân bổ

NSNN, thiết lập quy trình quản lý chi NSNN, nâng cao hiệu quả chi NSNN, những tác

động của chi NSNN với phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp để nâng cao hiệu quả

quản lý chi NSNN... Nhiều cơng trình nghiên cứu cũng bàn luận về các yêu cầu, kết quả thực hiện quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng theo những mảng nội dung chính là thể chế, nguồn lực, quy trình ngân sách,…và đã có những đóng góp nhất

định cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, do

những giới hạn về quy mô, phạm vi, về không gian và thời gian nghiên cứu, về bối cảnh thực tế, nên các kết quả nghiên cứu xung quanh chủ đề quản lý chi NSNN và cải cách quản lý chi NSNN ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế và những khoảng trống sau:

Thứ nhất, khoảng trống về chủ đề nghiên cứụ

Như đã phân tích ở trên, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngân sách nhà nước nói chung và chi ngân sách nhà nước riêng, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào được thực hiện với chủ đề “Cải cách quản lý

chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa ở Việt Nam”

Thứ hai, khoảng trống về nội dung nghiên cứụ

Xuất phát từ khoảng trống của chủ đề nghiên cứu, nên các cơng trình nghiên cứu trước đây chỉ xoay quanh các nội dung cụ thể của quản lý chi NSNN có đề cập đến vấn

(trong đó có chi NSNN) và phân bổ NSNN; vấn đề định mức, cơ cấu và hiệu quả chi NSNN; vấn đề giám sát, thực hiện công khai NSNN ở Việt Nam…

Đồng thời các nghiên cứu về cải cách quản lý chi NSNN ở Việt Nam nhưng thời

gian nghiên cứu ngắn, thường là 5 năm hoặc tối đa là 10 năm. Các nghiên cứu này cũng chưa phân tích về cải cách quản lý chi NSNN tại Việt Nam đặt trong bối cảnh cụ thể của giai đoạn khi thực hiện cải cách quản lý chi NSNN. Hơn nữa, các nghiên cứu thuộc nhóm này chưa tiếp cận nghiên cứu và đánh giá về cải cách quản lý chi NSNN ở Việt

Nam một cách tổng thể trong mối quan hệ với tất cả các mặt, các vấn đề có liên quan trong tồn bộ nội dung cũng như tồn bộ q trình quản lý chi NSNN. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu chưa thể bao quát hết, chưa làm rõ được những hạn chế trong thực hiện cải cách quản lý chi NSNN cũng như các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Nói cách khác là đến nay các nghiên cứu được công bố vẫn tập trung chủ yếu vào các nội dung cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý chi NSNN mà chưa có những nghiên cứu về quản lý chi NSNN tiếp cận nghiên cứu dựa trên lý thuyết cơ bản về quản lý đó là thảo luận, phân tích mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý chi NSNN là nhà nước và khách thể quản lý là tồn bộ q trình chi NSNN nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu của quản lý chi NSNN.

Thứ ba, khoảng trống về phương pháp nghiên cứụ

Như đã phân tích ở phần trên, các nghiên cứu thường sử dụng cách tiếp cận

nghiên cứu cụ thể một hoặc một số nội dung hay lĩnh vực của quản lý chi NSNN hoặc giới hạn trong phạm vi của một khâu, một cơng đoạn trong tồn bộ của quy trình quản lý chi NSNN. Do đó chưa có cơng trình nghiên cứu nào tiếp cận dưới giác độ lịch sử kinh tế, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử để nghiên cứu về cải cách quản lý chi NSNN ở từng giai đoạn cụ thể cũng như tồn bộ q trình từ năm 1986 đến nay sẽ dựa trên cơ sở lý thuyết về quản lý.

1.2.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án

Dựa trên những khoảng trống đã chỉ rõ ở phần trên, đề tài luận án lựa chọn nghiên cứu về quá trình cải cách quản lý chi NSNN với việc thực hiện mục tiêu của chính sách tài khố ở Việt Nam thời kỳ từ năm 1986 đến nay với các nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, đề tài sẽ tiếp cận nghiên cứu dưới giác độ lịch sử kinh tế có nghĩa là nghiên cứu, đánh giá tồn bộ quá trình cải cách quản lý chi NSNN cũng như ở từng giai

đoạn cụ thể gắn với quá trình chuyển đổi sang mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã

Thứ hai, việc nghiên cứu, đánh giá về cải cách quản lý chi NSNN ở từng giai đoạn cụ thể cũng như tồn bộ q trình từ năm 1986 đến nay sẽ dựa trên cơ sở lý thuyết

về quản lý theo đó quản lý được quan niệm là q trình tác động có định hướng, có mục

đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu

cụ thể nào đó của chủ thể quản lý. Cụ thể là nghiên cứu về việc chính phủ trung ương

tiến hành cải cách, thay đổi, điều chỉnh sự tác động vào các hoạt động quản lý chi NSNN nhằm đảm bảo việc chi NSNN đúng mục đích, hạn chế tình trạng thất thốt, lãng phí NSNN để hướng tới thực hiện mục tiêu của chính sách tài khố.

Thứ ba, cùng với việc phân tích, đánh giá về cải cách quản lý chi NSNN, đề tài cũng làm rõ tác động của cải cách quản lý chi NSNN với việc thực hiện mục tiêu chính sách tài khố ở Việt Nam qua từng giai đoạn.

Để tiến hành nghiên cứu này, đề tài luận án một mặt sẽ kế thừa những kết quả

nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trước đó, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu về những nội dung cải cách ở các khía cạnh hay nội dung cụ thể trong các nội dung cải cách quản lý chi NSNN để từ đó mơ tả, tái diễn lại tồn bộ quá trình cải cách quản lý chi NSNN ở Việt Nam từ năm 1986 đến naỵ Mặt khác, dựa trên lý thuyết về quản lý, đề tài sẽ thiết kế và triển khai phân tích về cải cách quản lý chi NSNN ở tất cả các chức năng của quá trình quản lý và cũng chính là nội dung của bản thân quá trình quản lý chi NSNN.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu là phân tích, làm rõ thực trạng cải cách quản lý

chi NSNN và tác động tới việc thực hiện các mục tiêu chính sách tài khóa ở Việt Nam đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

- Những điểm còn hạn chế và các khoảng trống nghiên cứu về chủ đề cải cách quản lý chi NSNN?

- Cơ sở lý luận về cải cách quản lý chi NSNN với việc thực hiện mục tiêu của chính sách tài khố?

- Cải cách quản lý chi NSNN ở Việt Nam được đề ra và thực hiện trong từng giai

đoạn cụ thể dựa trên bối cảnh cụ thể nàỏ

- Cải cách quản lý chi NSNN ở Việt Nam được tập trung vào những nội dung cụ thể gì trong từng giai đoạn? Kết quả đạt được và những hạn chế trong cải cách quản lý

chi NSNN là gì? Những ngun nhân của những hạn chế đó là gì? Tác động đến thực

hiện mục tiêu chính sách tài khố như thế nàỏ

quản lý chi NSNN ở Việt Nam thời kỳ từ năm 1986 đến naỷ

- Để tiếp tục cải cách quản lý chi NSNN hướng tới thực hiện có hiệu quả mục tiêu chính sách tài khoá ở Việt Nam thời gian tới cần thực hiện những giải pháp,

khuyến nghị gì?

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)