Đơn vị tính: %
ST
T Nội dung khoản chi 1977 1978 1979 1980 TK 77-80
Tổng số chi 98% 110% 114% 104% 106%
Ị Chi đầu tư và phát triển 89% 104% 104% 93% 97%
1 Chi đầu tư XDCB 92% 117% 103% 89% 100% 2 Chi vốn lưu động 42% 49% 68% 111% 63% 3 Chi dự trữ Nhà nước 101% 14% 275% 182% 92% 4 Chi giải quyết việc làm (120)
5 Chi phủ xanh đồi núi trọc (327)
6 Bù lỗ SXKD 218% 94% 111% 106% 125%
7 Bù chênh lệch ngoại thương
IỊChi trả nợ và viện trợ 87% 215% 175% 144% 147%
1 Trả nợ nước ngoài 179% 480% 161% 187% 226% 2 Trả nợ trong nước 167% 360% 245%
3 Chi viện trợ 81% 128% 192% 98% 118%
IIỊ Chi thường xuyên 107% 112% 118% 108% 111%
1 Chi sự nghiệp kinh tế 128% 96% 103% 99% 106% 2 Chi nghiên cứu khoa học 103% 130% 106% 110% 112% 3 Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 121% 114% 103% 107% 111%
4 Chi Y tế 127% 99% 103% 109% 109%
5 Chi phát thanh truyền hình 122% 93% 108% 110% 108% 6 Chi văn hoá nghệ thuật 114% 110% 118% 113% 114% 7 Chi thể dục thể thao 117% 129% 111% 140% 124% 8 Chi đảm bảo xã hội 119% 117% 99% 101% 109% 9 Chi quản lý hành chính 101% 102% 98% 118% 105% 10 Chi bù giá hàng cung cấp 113% 211% 212% 153% 167%
11 Chi đặc biệt 89% 118% 144% 99% 110%
12 Chi khác 115% 94% 65% 104% 93%
Nguồn: Bộ Tài chính, báo cáo quyết tốn NSNN các năm 1977-1980
Năm 1981, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý đối với lĩnh vực tài chính của các Bộ tiếp tục được quy định tại Nghị định số 35-CP của Hội đồng Chính phủ. Theo
đó, Bộ Tài chính vẫn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị định
số 172-CP ngày 01-11-1973 như quyết định “các chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn, định mức về
thu, chi tài chính và NSNN” theo sự uỷ quyền của Chính phủ; xây dựng dự toán
NSNN… tuy nhiên Nghị định số 35-CP bổ sung quy định các nhiệm vụ: “Tổ chức cấp
phát NSNN một cách thuận tiện, đầy đủ, kịp thời cho các ngành, các địa phương theo kế hoạch đã được Chính phủ phê chuẩn”; “Chỉ đạo các đơn vị cấp phát phục vụ tốt các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp” (Điều 21). Các Bộ được bổ sung nhiệm vụ “Lập dự án kế hoạch phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động và vốn sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc”; “chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch chi gắn với các
kế hoạch sản xuất, xây dựng, kinh doanh, sự nghiệp, bảo đảm sự ăn khớp giữa dự án kế hoạch sản xuất với kế hoạch tài chính”; đồng thời có quyền “Điều hồ vốn cố định, vốn lưu động từ nơi thừa sang nơi thiếu giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc ngành sự nghiệp” (Điều 20).
Đến năm 1983, trước yêu cầu cải tiến kế hoạch hoá và quản lý kinh tế khi chế độ
phân cấp quản lý ngân sách “cịn có điểm mang tính chất tập trung quan liêu, gị bó, bao
cấp, mặt khác lại có điểm chưa đủ chặt chẽ, chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính Nhà nước”, đồng thời nhằm thực hiện chủ trương của Ban chấp hành trung ương Đảng là: “Phải thực hiện thống nhất quản lý tài chính. Mọi khoản thu chi phải theo
đúng chính sách, chế độ của Nhà nước và phản ảnh đầy đủ vào ngân sách. Trong tình
hình nguồn tài chính của Nhà nước có hạn, phải tập trung đại bộ phận vào ngân sách trung ương. Địa phương được chủ động cân đối và quản lý ngân sách địa phương,
nhưng phải báo cáo đầy đủ lên trung ương”, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị
quyết số 138-HĐBT ngày 19/11/1983 về cải tiến chế độ phân cấp quản lý Ngân sách cho
địa phương trong đó nêu ra hai u cầu chính: i) “Bảo đảm sự quản lý thống nhất của
trung ương về các chính sách, chế độ thu chi tài chính và tập trung đại bộ phận nguồn tài chính vào ngân sách trung ương để đáp ứng những nhu cầu chi quan trọng của cả nước”; ii) “Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế, văn hoá và động viên các nguồn tài chính trên lãnh thổ, đồng thời dành cho
địa phương quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách địa
phương” và quy định, phân định rõ các nhiệm vụ chi giữa trung ương và địa phương.
Với Nghị quyết số 138-HĐBT ngày 19/11/1983, NSNN nhà nước đã được mở rộng bao gồm cả ngân sách xã, đồng thời các cơ chế chính sách trong quản lý chi NSNN đã được thiết lập. Việc phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương là nhằm “để khắc phục mặt tập trung quan liêu, gị bó, bao cấp trong cơ chế quản lý tài chính”, “tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương chủ động cân đối thu chi”, đồng thời
công tác quản lý tài chính”. Các nội dung quan trọng nhất của kỷ luật tài chính cũng
được nêu rõ: “Mọi khoản thu chi tài chính từ trung ương đến xã đều phải chấp hành đúng các chính sách, chế độ do trung ương thống nhất quy định”; “Mọi khoản thu chi tài
chính từ trung ương xã đều phải phản ảnh đầy đủ trung thực kịp thời vào ngân sách”;
“Nghiêm cấm việc lập và duy trì các quỹ trái phép, việc tự đặt ra các chính sách, chế độ
trái với quy định của trung ương”; “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính ở tất cả các đơn vị…”
Như vậy, cho đến trước đổi mới kinh tế (năm 1986), trong điều kiện Nhà nước vừa là tổ chức nắm quyền lực chính trị, kinh tế, vừa trực tiếp tổ chức và quản lý kinh tế quốc dân, gần như mọi khoản chi phục vụ sản xuất và đời sống đều được tài trợ từ nguồn NSNN nên chi NSNN ở Việt Nam là nhằm phục vụ quá trình thực hiện các kế hoạch nhà nước từ cấp trung ương xuống đến từng đơn vị kinh tế cơ sở và theo chế độ cấp phát dựa trên dự toán đã được phê duyệt. Do chi NSNN phải đảm bảo yêu cầu quản lý tài chính Nhà nước thống nhất và tập trung phục vụ tốt nhiệm vụ kế hoạch nên mục tiêu của quản lý chi NSNN là nhằm bảo đảm cho công tác chi NSNN được thực hiện đúng các chính sách, chế độ thu chi tài chính của Nhà nước, hướng tới phục vụ hồn thành các nhiệm vụ kế hoạch do Nhà nước đề ra ở tất cả các cấp, từ cấp trung ương, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị kinh tế cơ sở.
Phương thức quản lý chi NSNN lúc này là phương thức quản lý dựa trên các khoản mục đầu vào, thực chất là liệt kê các khoản mục chi tiêu và mua sắm cần thiết cho các hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở để làm căn cứ xác định kinh phí tài trợ. Việc lập dự toán chi NSNN ở từng cấp được thực hiện theo dòng mục gồm các yếu tố đầu vào dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của bộ phận quản lý tài chính cấp trên và ln ln gắn với các nhiệm vụ kế hoạch dự kiến của từng cấp đó. Việc thực hiện chi NSNN, kiểm tra, thanh tra, giám sát cũng như quyết toán chi NSNN cũng tiến hành theo dòng mục tương ứng với dự toán được duyệt. Như vậy, quản lý chi NSNN thực chất là quản lý quá trình triển khai thực hiện việc chi NSNN gắn với các nhiệm vụ kế hoạch đã được phê duyệt mang tính pháp lệnh ở từng cấp. Thực tế cho thấy, phương thức quản lý chi NSNN như vậy sẽ không thể cho biết chi ngân sách có gắn với q trình thực hiện các kế hoạch đề ra hay khơng và do vậy cũng khó có thể xác
định chi NSNN như vậy sẽ mang lại kết quả và hiệu quả như thế nàọ Hơn nữa, do các
bản dự toán chi NSNN chủ yếu chỉ dựa trên nhu cầu các khoản mục chi tiêu và mua sắm
để thực hiện các kế hoạch nhà nước cùng với tình trạng quan liêu và tư duy bao cấp tràn
lan, khơng tính đến khả năng thu của NSNN nên đã xảy ra tình trạng sản xuất bị đình trệ,
đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn do ngân sách thiếu hụt khơng đủ để chị Hệ
cách phát hành tiền cùng với vay nợ nước ngoài đã dẫn đến hậu quả là tỷ lệ lạm phát và nợ nước ngoài ngày càng gia tăng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam từ giữa những năm 1980.
Mặc dù trong thời kỳ trước năm 1986 cũng đã có những cải tiến trong công tác quản lý chi NSNN thể hiện ở những thay đổi trong hệ thống cơ chế, chính sách về chi NSNN, đặc biệt là thực hiện chế độ phân cấp quản lý NSNN thực hiện giao quyền nhiều hơn gắn với các quy định về trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong quản lý chi
NSNN hay việc thành lập ngân sách cấp huyện trong hệ thống NSNN. Những nội dung cải tiến trong quản lý chi NSNN được thực hiện đã mang lại một số kết quả tích cực góp phần đảm bảo chi NSNN phục vụ các yêu cầu cần thiết, cấp bách của nền kinh tế, an ninh quốc phòng và tiêu dùng xã hộị