Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 148 - 152)

4.1.1. Về kinh tế - xã hội

Sau 35 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Nền kinh tế ln duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, các ngành đều có bước phát triển, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn cịn nhiều hạn chế, đó là: Cơ cấu nền kinh tế vẫn còn bất hợp lý, năng suất lao động thấp, các tiêu chí cạnh tranh trong nền kinh tế đều dưới trung bình; thị trường trong nước phát triển thiếu đồng bộ và chứa đựng nhiều bất ổn dễ bị tác động bởi những biến

động trên thế giớị Bên cạnh đó, bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh, thủ tục hành

chính rườm rà, kém hiệu quả, trình độ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, vai trò định

hướng và dẫn dắt của nhà nước vẫn còn bị động, lúng túng, cơng tác phân tích hoạch

định chính sách vĩ mơ cịn chậm.

Thời gian tới, bối cảnh trong nước và quốc tế dự báo sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mới sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước hết đó là thách thức trong thực hiện các cam kết quốc tế và những hệ quả có thể xảy ra đối với Việt Nam trong đó có vấn đề thu NSNN và qua đó tác động đến chi NSNN.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với sự phát triển cơng nghệ tiên tiến sẽ hình thành nên các ngành kinh tế, mở ra những thị trường mới, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Thời gian tới, “sản xuất đang bắt đầu chuyển dịch dần từ các nước có nhiều lao động phổ thơng và tài ngun sang những nước có nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều lao động có kỹ năng, chuyên môn cao và gần thị trường tiêu thụ. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và

đổi mới, sáng tạo thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng

vốn, lao động phổ thông” (Trần Đại Quang, 2016). Điều này khiến các quốc gia đang phát triển không dễ dàng theo kịp và dẫn đến nguy cơ tụt hậu, nếu khơng nhanh chóng hịa nhập và tiếp thu những công nghệ mới, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các nhóm nước sẽ tiếp tục nới rộng.

Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp với đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển đất

nước nhanh, bền vững. Cụ thể, “mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát

triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong giai đoạn 2021-2030:

+ “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm (giai đoạn 2021- 2025

bình qn khoảng 6,5-7%). Nợ cơng khơng q 60%GDP.

+ GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm đến năm 2025 đạt

4.700-5.000 USD/người, đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/ngườị

+ Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP (giai đoạn

2021-2025 đạt trên 25% GDP), kinh tế số đạt khoảng 30% GDP (giai đoạn 2021- 2025

đạt khoảng 20%).

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 50% (đến năm 2025 đạt khoảng 45%). + Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35%GDP (giai đoạn 2021- 2025 khoảng 32-34%).

+ Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50% (giai

đoạn 2021-2025 khoảng 45%).

+ Tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 6,5%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%,...”

(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021)

Bên cạnh đó, những tác động của dịch bệnh, chiến tranh thương mại, thâm hụt ngân sách, dư địa cho tăng trưởng kinh tế ngày càng hạn hẹp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn.

Theo ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam thì “ Mặc dù kinh tế Việt Nam đang duy trì được đà tăng trưởng nhanh

nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế khác tại khu vực Đơng Á.

Do đó nếu Việt Nam khơng có những đột phá chiến lược và thực hiện cải cách sâu rộng và vẫn duy trì tăng trưởng như thơng thường thì mức tăng trưởng sẽ giảm, chỉ còn khoảng 5,7% trong thời gian tới, tức là thấp hơn mức mục tiêu đặt ra là 6,5 - 7,5%. Đặc biệt, hiện nay tỷ lệ tiết kiệm cao nhưng tỷ lệ vốn đưa vào đầu tư lại thấp, nên có tình trạng nền kinh tế Việt Nam vẫn thiếu vốn nhưng lại không hấp thụ được nguồn tiền

trong nước, đây là điểm nghẽn cần phải giải quyết trong thời gian tớị Mức độ cải thiện của năng suất trong vòng 20 năm qua vẫn thấp hơn so với khu vực và thế giới, vì thế nếu khơng có giải pháp tăng năng suất thì vấn đề tăng trưởng dài hạn của Việt Nam rất khó về đích. Việt Nam cần cải cách môi trường kinh doanh, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, hoàn thiện đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo và cạnh

tranh…để tái tạo đà tăng trưởng và trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.”

4.1.2. Trong lĩnh vực tài chính

Cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, NSNN ở Việt Nam đã từng bước

thực hiện cơ cấu lại, tạo thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Thực hiện xoá bỏ bao cấp từ NSNN, giải quyết hài hồ lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thị trường tài chính phát triển tương đối đồng bộ, hệ thống cơ

chế, chính sách trong trong quản lý NSNN được ban hành khá đồng bộ, kịp thờị Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN thời gian tới vẫn còn nhiều thách thức đó là cơng tác thu NSNN chưa bền vững, tình trạng chuyển giá, trốn thuế gây thất thu NSNN, NSTW chưa phát huy được vai trò chủ đạọ Dư địa tăng thu NSNN sẽ ngày càng hạn chế, trong khi nhu cầu nguồn lực để duy trì đà phục hồi tăng trưởng cộng với yêu cầu tiếp tục cải cách chính sách an sinh xã hội đặt ra cho các năm tới là rất lớn.

Ngày 18 tháng 11 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững, trong đó nêu rõ mục tiêu “Cơ cấu lại ngân

sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trong khu vực và trên thế giới”.

Về nhiệm vụ quản lý chi NSNN, Nghị quyết số 07-NQ/TW đã nêu rõ: “Sau năm 2020, quy mô chi xác định phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm, an tồn nợ cơng”. Đồng thời tại Nghị quyết đã nêu rõ chủ trương thực hiện: “Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng hợp lý tỉ trọng chi đầu tư, giảm dần tỉ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương. Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường

trường; rà sốt các chính sách xã hội, an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh thực hiện khốn chi và tiền tệ hóa, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chị Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”.

Đối với nhiệm vụ cân đối ngân sách và an tồn nợ cơng, theo Nghị quyết số

07-NQ/TW: “Giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước. Đến năm 2030, nợ công không q 60% GDP, nợ chính phủ khơng q 50% GDP, nợ nước ngồi của quốc gia khơng q 45% GDP”. Một số định hướng để thực hiện, theo Nghị quyết số 07-NQ/TW: “Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, cơng cụ, bộ máy quản lý nợ cơng bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để

kiểm sốt tồn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn. Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết khơng sử dụng vốn vay cho các mục

đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng. Tăng cường

kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lạị Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh

chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm”

Bên cạnh các chủ trương, định hướng lớn được đưa ra tại Nghị quyết số

07-NQ/TW ngày 18/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương còn ban hành các kết luận và

các nghị quyết trong phân bổ nguồn lực công cho các ngành, lĩnh vực và nhiệm vụ như: - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Trong đó nêu rõ: “Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương”.

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao

chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp cơng lập, bảo đảm tinh

gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng caọ Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp cơng”.

Cùng với q trình cải cách thể chế quản lý tài chính cơng, việc ứng dụng CNTT

đã được triển khai trong hầu hết các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành tài chính từ trung ương tới địa phương. Kết quả của hoạt động ứng dụng CNTT đã góp phần quan trọng

trong thúc đẩy cải cách thể chế, thay đổi quy trình, thủ tục trong quản lý chi NSNN,

tăng độ chính xác, tính kịp thời và minh bạch trong báo cáo tài khoá, kế toán và thống kê NSNN. Tuy nhiên, các dự án hiện đại hóa mới dừng ở việc đáp ứng các yêu cầu riêng

lẻ cho từng lĩnh vực quản lý, tính tích hợp trong toàn ngành và kết nối, chia sẻ với các ngành khác chưa caọ

Như vậy nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho giai đoạn tiếp theo là rất lớn nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại tư duy bao cấp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là quan điểm, nhận thức đối với vai trò của sự minh bạch thơng tin và trách nhiệm giải trình. Tổ chức, bộ máy nhà nước ở các cấp còn cồng kềnh, nhiều

đầu mối, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn chồng chéo, trùng lắp. Việc phân cấp,

phân quyền trong quản lý nhà nước chưa gắn với trách nhiệm, thẩm quyền và hiệu quả kinh tế, xã hội, thiếu cơ chế cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây chính là nguyên nhân khiến cân đối NSNN trong thời gian tới sẽ căng thẳng, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý NSNN và đặc biệt là cần nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 148 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)