Cải cách tài chính cơng ở Cộng hịa Xlơvakia

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

Khi thực hiện chuyển đổi từ mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đồng thời đáp ứng các yêu cầu để gia nhập liên minh Châu âu, Xlôvakia đã thực hiện các cuộc cải cách mạnh mẽ trong đó phải kể đến đó là cải cách tài chính cơng. Việc thực hiện cải cách đầu tiên được kể đến đó là thành lập Kho bạc Nhà nước và thực hiện chuyển tài khoản của các cơ quan chính phủ các cấp từ Ngân hàng nhà nước vào hệ thống Kho bạc. Song song với đó, Xlơvakia triển khai xây dựng Hệ thống thông tin NSNN (BIS) nhằm lưu trữ hồ sơ, chứng từ chi NSNN của các cơ quan trong chính phủ từ trung ương đến địa phương, Hệ thống này đã trợ giúp đắc lực cho Bộ Tài chính có

đầy đủ, kịp thời thơng tin tài chính của các đơn vị, tổ chức được phân bổ NSNN.

hịa Xlơvakia đã đưa ra mục tiêu bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình thực hiện cải cách ngân sách nhà nước đó là “Sử dụng đúng đắn đồng tiền” (value for money). Để

đạt được mục tiêu này, cải cách ngân sách của Xlôvakia tập trung vào các nội dung: (i)

Ngân sách được lập trên một phương pháp luận cụ thể, bao gồm các chương trình, dự án và cấu phần; (ii) Xây dựng các phương pháp để theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng ngân sách dựa trên hệ thống các tiêu chí định lượng được; (iii) Tập trung sử dụng một cách hiệu quả hệ thống các giải pháp để đạt được kết quả đề ra; và (iv) Lập ngân sách

được thay đổi thành lập kế hoạch trung hạn 1+ 2 năm thay cho cách lập ngân sách theo

từng năm.

Với những cải cách này, hoạt động quản lý NSNN của Xlôvakia đã thay đổi căn bản. Nếu như trước đây các Bộ thường có các hoạt động “vận động” ngân sách, theo

cách làm mới đã hình thành lên các quỹ cố định phục vụ các nhiệm vụ chi bắt buộc, số dư còn lại dùng để phân bổ cho các nhiệm vụ ưu tiên theo phê duyệt của Quốc hộị Như vậy các bộ, ngành phải nâng cao chất lượng lập ngân sách của mình dựa trên cơ sở các luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, đủ thuyết phục và minh bạch. Khi đó quy trình ngân sách trở lên minh bạch, có đầy đủ thơng tin về các lý do trong việc sử dụng ngân sách, từ đó giúp

đảm bảo tính chặt chẽ của kỷ luật tài khóa, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Nhìn

chung, phạm vi, quy mô và phương pháp tiến hành cải cách lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động tại các quốc gia là khơng giống nhau, mỗi chính phủ cần căn cứ bối cảnh thực tế của quốc gia mình, cân nhắc thận trọng về mục tiêu mong muốn trước khi đưa ra các quyết định về cải cách (Miroslav Poláček, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế định hướng sửa đổi

luật ngân sách nhà nước-kinh nghiệm quốc tế, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc

hội Việt Nam, UNDP (2013))

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)