Mối quan hệ giữa cải cách quản lý chi NSNN với thực hiện mục tiêu chính

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 65 - 68)

tài khóa

Chi NSNN là một thành tố cấu thành chính của sách tài khóạ Hoạt động chi

NSNN bên cạnh việc giúp duy trì các hoạt động của bộ máy nhà nước nhưng với vai trị là một cơng cụ quan trọng của chính sách tài khóa, các khoản chi NSNN đều có ảnh

hưởng với những mức độ nhất định đến việc thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa của các chính phủ. Tăng hay giảm chi tiêu NSNN ở một hay nhiều khoản mục chi NSNN cụ thể sẽ tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài khố và tiếp sau đó là các mục tiêu về kinh tế - xã hội mà chính phủ đề ra, đồng thời việc tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN thông qua cải cách quản lý chi NSNN cũng có những tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài khố.

Chi NSNN tác động đến tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế. Hoạt động chi đầu tư của NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, nước… khơng những giúp hình thành nên một kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế, đồng thời, thông qua việc phân bổ khoản vốn NSNN để hình thành các

doanh nghiệp then chốt, mũi nhọn trong nền kinh tế cũng sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chi NSNN cịn có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, giải quyết công ăn, việc làm. Sự gia tăng đầu tư của chính phủ vào các khu vực ưu tiên sẽ tạo thêm nhiều cơ hội phát triển đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Khi chính phủ phối hợp giữa các chính sách đầu tư cơng với chính sách tăng chi tiêu tiêu dùng có mục tiêu sẽ góp phần ổn định thị trường và đồng thời sẽ khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của một hay thậm chí một số ngành, lĩnh vực. Đó là về mặt lý thuyết, cịn trong thực tiễn, điều quan trọng mà các chính phủ cần phải biết được đó là với một chính sách chi tiêu hợp lý, họ có thể định lượng được một cách tương đối sự dịch chuyển của đường tổng cầu thay vì chỉ là dịch chuyển sang phải hay sang tráị Bản chất của vấn đề này đó là khi cầu của chính phủ tăng sẽ làm cho cung trong nền kinh tế tăng theo, khi đó sẽ tạo ra doanh thu cho những doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Một phần doanh thu này sẽ tạo ra thu nhập khả dụng cho người lao động thể hiện dưới dạng tiền từ cho thuê tài sản, tiền lương, lợi nhuận và tiền lãị Khi thu nhập khả dụng tăng sẽ làm tăng chi tiêu dùng trong xã hộị Và khi chi tiêu xã hội tăng sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp tăng sản lượng và sẽ làm tăng doanh thu thực tế, từ đó bắt đầu cho một vòng tăng thu nhập, tăng tiêu

dùng mớị Như vậy, khi chính phủ thực hiện tăng chi tiêu đã tác động làm tăng thêm một lượng nhất định đối với tổng thu nhập của nền kinh tế, thậm chí lượng tăng thêm này sẽ lớn hơn lượng tăng chi tiêu của chính phủ. Cũng là chi tiêu ngân sách cho các mục tiêu khác nhau nhưng cũng cần lưu ý phân biệt giữa một chính sách tài khóa với một chính sách chi tiêu thuộc cấp ngân sách của chính quyền địa phương, vì chỉ chính quyền trung

ương (chính phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, cịn chính

quyền địa phương khơng có chức năng này (Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2014).

Chi NSNN có thể giúp thực hiện phân phối lại thu nhập quốc dân, giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm người trong xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Thông qua chi NSNN, Nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết vĩ mô thu nhập trong nền kinh tế,

giải quyết các vấn đề xã hội, tạo dựng mơi trường bình đẳng, cơng bằng xã hộị Thơng qua các khoản chi tiêu phục vụ các chính sách xóa đói, giảm nghèo, các chương trình an sinh xã hội, các chính sách trợ cấp xã hội và trợ giúp cho cộng đồng bị ảnh hưởng do

thiên tai, dịch bệnh,… chính phủ đã góp phần thực hiện đảm bảo và thúc đẩy công bằng xã hộị Thực tế cho thấy việc phân bổ nguồn lực một cách hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu xã hội ln là mục tiêu mọi chính phủ hướng tới, đồng thời cũng luôn nhận được sự đồng thuận cao trong xã hộị

Chi NSNN giúp duy trì sự ổn định của giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát. Khi xuất hiện những biến động bất thường về giá cả hàng hóa, dịch vụ thì việc nhà nước sử dụng nguồn dự trữ hàng hóa và tài chính có thể điều hịa quan hệ cung - cầu, bình ổn giá cả thị trường.

Nói chung, chi NSNN khơng chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra, mà qua

đó sẽ giúp thực hiện mục tiêu của chính sách tài khóạ Cải cách quản lý chi NSNN là

nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý chi NSNN và mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chi NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả do vậy cũng sẽ có những tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tài khố. Có thể hình dung đơn giản nhất là nếu các khoản chi NSNN thực hiện khơng đúng mục

đích, đúng u cầu về số lượng và khoản mục, hoặc gây lãng phí, thất thốt thì chắc chắn

mục tiêu của chính sách tài khố khó có thể thực hiện được. Cải cách quản lý chi NSNN

là để khắc phục những hạn chế trong hoạt động chi NSNN, giúp điều hành chi NSNN

đúng mục tiêu, tiết kiệm mang lại hiệu quả tác động tích cực đén các mục tiêu của chính

Xuất phát từ vị trí, chức năng của chi NSNN trong chính sách tài khóa nói chung và những phân tích ở trên có thể khẳng định rằng cải cách quản lý chi NSNN sẽ có

những tác động đến thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa ở những góc độ khác nhaụ Ví dụ khi cải cách quản lý chi NSNN giúp hình thành cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước một cách khoa học, hợp lý sẽ có tác động rất lớn đến thực hiện mục tiêu chính sách tài khố. Sở dĩ khẳng định như vậy là do về nội hàm chung, phân cấp ngân sách bao gồm hai loại thẩm quyền: thẩm quyền quản lý ngân sách và thẩm quyền quyết

định ngân sách. Về bản chất, phân cấp NSNN là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấp

chính quyền từ trung ương đến các địa phương trong hoạt động quản lý NSNN, từ đó hình thành cơ chế phân chia thẩm quyền quản lý sử dụng nguồn NSNN giữa các cấp chính quyền. Giải quyết mối quan hệ giữa NSTW và NSĐP theo hướng tập trung cần thiết để NSTW phát huy vai trò chủ đạo, chi phối trong toàn bộ hệ thống NSNN. Đồng thời mở rộng hơn quyền chủ động NSĐP trong thực hiện nhiệm vụ chi, vừa thể hiện tính chủ động, độc lập, vừa là sự chấp hành. Vì vậy, các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn mỗi cấp ngân sách tuy phân định phạm vi, giới hạn nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít và thống nhất toàn quốc. Quan hệ vật chất trong việc giao nhiệm vụ chi cũng như quyền hạn trong cân đối ngân sách các cấp chính quyền nhà nước rất phức tạp vì ln vấp phải những khó khăn do sự biến động của khối lượng nguồn thụ Từ đó cho thấy, việc thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách khoa học, hợp lý một mặt giúp cho cho mỗi cấp chính quyền chủ động tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập tương

đối để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, một mặt cịn là động lực khuyến

khích mỗi địa phương tích cực khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng của mình cho mục tiêu tăng trưởng, phát triển; phát huy tính độc lập, tự chủ, chủ động, sáng tạo của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phân cấp chi ngân sách

NSNN có tác động quan trọng đến hoạt động điều hành vĩ mơ của chính phủ. Mặc dù phân cấp ngân sách chỉ là quy định trật tự quản lý các khoản thu chi trong phạm vi các

địa bàn nhưng lại có ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tài khóạ Việc nới lỏng hay

thắt chặt chi tiêu của chính phủ là những biện pháp quan trọng trợ giúp nền kinh tế chống chọi, đứng vũng trước những khó khăn, thách thức duy trì đà tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững. Phạm vi, mức độ phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách có tác

động lớn đối với quyết định điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế bằng chính sách tài

khoá của nhà nước. Nếu phân cấp tập trung tại trung ương sẽ giúp q trình điều chỉnh chính sách tài khóa nhanh, kịp thời hơn và ngược lạị Đồng thời phân cấp nhiệm vụ chi cịn có tác dụng giúp ngân sách nhà nước phát huy vai trò như là một công cụ điều chỉnh

vĩ mô nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hồn thiện. Một ví dụ khác đó là khi cải cách quản lý chi NSNN góp phần xây dựng một cơ cấu chi ngân sách nhà nước hợp lý sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu đã đề rạ Bởi vì, đối với mọi quốc gia, để phát triển nền kinh tế thì chính phủ phải dựa nhiều vào các nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực về vốn, nguồn lực về lao động và nguồn lực về khoa học cơng nghệ ln giữ vai trị hết sức quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường, NSNN khơng chỉ đóng vai trị là cơng cụ phân phối lại kết quả sản xuất, kinh doanh trong xã hội, mà trước đó NSNN đã tham gia vào quá trình thực hiện phân phối các nguồn lực của nên kinh tế, như vậy có thể thấy rằng, một mặt NSNN đã tác động trực tiếp đến các yếu đầu vào của sản xuất-kinh doanh trong nền kinh tế, mặt khác NSNN đã gián tiếp tác động đến năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) của nền kinh tế. Theo Keynes, trong mơ hình cấp số nhân đã chỉ ra rằng tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới sẽ làm tăng thu nhập mới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Mỗi chính phủ sử dụng nguồn NSNN của mình như một cơng cụ để

định hướng dẫn dắt nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế theo các mục

tiêu đề rạVì vậy đối với một cơ cấu chi NSNN hợp lý và phù hợp với những bối cảnh nhất định, sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế thơng qua quy mô, tỷ trọng chi tiêu cho từng ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, với những nội dung và mức độ cải cách quản lý chi NSNN khác nhau thì sẽ có những tác động khác nhau đối với việc thực hiện mục tiêu của chính sách tài khố.

2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về cải cách quản lý chi ngân sách nhà nước của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận án cải CÁCH QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước với VIỆC THỰC HIỆN mục TIÊU CHÍNH SÁCH tài KHÓA ở VIỆT NAM (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)