- Những điều kiện pháp lý
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 51 km. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.827 km2, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nơng nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; cịn lại là đồi núi, sơng suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sơng Hồng ở phía nam. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng rừng núi. Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sơng suối, trong đó ba sơng lớn là sông Lục Nam, sơng Thương và sơng Cầu. Ngồi sơng suối, Bắc Giang cịn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khn Thần. Hồ Cấm Sơn năm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khn Thần có diện tích mặt nước 240 ha. Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích tồn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích tồn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực.
Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động). Đơn vị hành chính cấp xã có 230 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh 1,55 triệu người với 27 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 12%, mật độ dân số bình quân 413 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình qn của cả nước; dân số nơng thơn chiếm 90,2%, dân số đô thị chiếm 9,8 %.
Hạ tầng giao thơng có đường Quốc lộ 1A đi Bắc Giang với Hà Nội và Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Thái Nguyên, có các đường quốc lộ 31, 37, 279 và đường tỉnh 398, 242, 295, 296...Tỷ lệ kiên cố hố đường giao thơng nơng thơn đạt 48%. Nhìn chung, hạ tầng đường giao thơng cịn thấp kém, tỷ lệ kiên cố hố đường giao thơng nơng thơn cịn thấp, nhân dân đi lại khó khăn.
Về kinh tế, theo báo cáo của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 8,7%/năm (6 tháng đầu năm 2012 đạt 9%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, với tỷ trọng: Công nghiệp-xây dựng 36%; dịch vụ 35%; nơng nghiệp 29%. Thu nhập bình qn đầu người 6 tháng đầu năm 2012 khoảng 410 USD. Có 4 khu cơng nghiệp và 29 cụm công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN 6 tháng đầu năm 2012 đạt 8.870 tỉ đồng, tăng 39,8% so cùng kỳ. Nơng nghiệp phát triển khá tồn diện, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực, có nhiều mơ hình sản xuất mới hiệu quả. Có 9 nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu lớn nhất miền Bắc. Chăn ni đang trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp ở tỉnh Bắc Giang. Thương mại- dịch vụ phát triển khá, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012 đạt 9%. Tổng mức lưu chuyển háng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm 2012 đạt 5.620 tỷ đồng, tăng bình quân 27,3% so cùng kỳ. Hệ thống
đường giao thông được mở mang, nâng cấp. Giáo dục-Đào tạo đạt một số thành tựu quan trọng. Hàng năm có từ 10.000 đến 11.000 cháu thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2011- 2012 xếp thứ 17 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc.
Những đặc điểm tự nhiên, về kinh tế-xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông:
Thuận lợi: Kinh tế của tỉnh Bắc giang hàng năm đều tăng trưởng giúp cải thiện mức sống và điều kiện sống của nhân dân, người dân có điều kiện trang bị phương tiện đi lại; giao thông được đầu tư nâng cấp giúp cho người dân đi lại dễ ràng hơn khi đi làm các TTHC; sự nghiệp giáo dục được quan tâm, dân trí được nâng lên giúp cho người dân biết mình phải làm nghĩa vụ gì và được hưởng quyền gì khi tham gia quan hệ hành chính.
Khó khăn: Đường giao thơng đi các tỉnh được nâng cấp sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh và nhiều khu, cụm công nghiệp được mở ra sẽ phát sinh và gia tăng nhiều TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp dẫn đến quá tải trong thực hiện TTHC nếu như không tổ chức thực hiện tốt hai cơ chế; địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, vùng sâu, vùng xã, địa bàn rộng lại ít đơn vị hành chính cấp huyện, đường từ thôn, bản đến trung tâm huyện xa xơi, đầu tư nâng cấp đường giao thơng cịn hạn chế, tỷ lệ kiên cố hoá đường giao thơng thấp khiến người dân đi lại khó khăn, mất rất nhiều thời gian đi lại khi thực hiện các TTHC; trình độ dân trí thấp, khơng đồng đều cũng gây khó khăn khi lập hồ sơ thực hiện TTHC.
2.1.2. Mơ hình và Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơchế một cửa, một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện của tỉnh