- Những điều kiện pháp lý
2.3.2. Bài học kinh nghiệm
Từ những ưu khuyết điểm, hạn chế của việc thực tiễn thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang, có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách
hành chính nói chung, thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng nói riêng phải thực hiện đồng bộ trong cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND cấp huyện. Cấp uỷ Đảng thống nhất ra chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo quyết tâm đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, trọng tâm là thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết đề ra mục tiêu cải cách hành chính cho từng giai đoạn chỉ đạo UBND thực hiện; định kỳ tổ chức giám sát việc thực hiện, từ đó tạo cơ sở và động lực thúc đẩy UBND triển khai thực hiện. Sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ Đảng, chính quyền nhân dân cấp huyện, nhất là sự quyết tâm của Chủ tịch UBND huyện người đứng đơn vị hành chính cấp huyện đối với cơng cuộc cải cách hành chính nói chung, và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa nói riêng nhất định nhiệm vụ này sẽ thành công.
Thứ hai: Việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
phải thực hiện từ trên xuống dưới tạo thành sự đồng bộ thống nhất, việc ách tắc, gián đoạn ở một "mắt xích" nào đó sẽ gây trở ngại cho sự vận hành của cả hệ thống; cải cách nâng cao chất lượng bộ phận TN & TKQ phải thực hiện có trọng tâm, có nội dung cụ thể, phải thường xuyên, liên tục và phải sát với tình hình thực tế của từng huyện; cơng tác tuyên truyền (bản tin pháp luật, tờ rơi, bài tuyên truyền) phải thường xuyên, liên tục và thiết thực, hiệu quả, lấy kết quả minh chứng cho các bài tuyên truyền.
Thứ ba: Khâu quyết định cho việc thành công trong thực hiện TTHC
theo cơ chế một cửa là cán bộ phải thống nhất, phải đồng lòng để thực hiện CCHC theo cơ chế một cửa từ lãnh đạo đến cán bộ, từ cơ quan chủ quản đến cơ quan thực hiện. Cải cách hành chính phải thật sự mang tính chun nghiệp hố, khơng hình thức, phơ trương. Phải thường xun cập nhật các quan điểm, chính sách mới của Nhà nước và địi hỏi thực tiễn từ cuộc sống. Trong mỗi cơ quan, đơn vị, thủ trưởng phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác cải cách hành
chính. Do đó, chính quyền cấp huyện phải lựa chọn và bố trí được cán bộ đúng người đúng việc, đặc biệt những bộ phận liên quan tới doanh nghiệp, người dân như bộ phận TN & TKQ thì càng cần phải có cán bộ giỏi chuyên mơn và có phẩm chất đạo đức tốt để thực hiện thật tốt khâu này. Thủ tục dù tốt bao nhiêu chăng nữa nhưng người thực hiện có phẩm chất, đạo đức kém thì việc thực hiện hai cơ chế vẫn thất bại.
Thứ tư: Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa phải gắn với việc thường
xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, kịp thời chấn chỉnh tổ chức bộ máy trong việc thực hiện lề lối làm việc, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm; sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định cho sát với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương.
Thứ năm: Sự phối hợp giữa bộ phận TN & TKQ với các cơ quan liên
quan rất quan trọng, phối hợp không tốt ở một khâu, một mắt xích nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống. Từ đó, thực hiện thủ tục hành chính sẽ khơng hồn thành hoặc khơng đảm bảo về thời gian, chất lượng. Lựa chọn cán bộ phụ trách bộ phận TN & TKQ có năng lực, uy tín, có khả năng phối hợp tốt giữa các cơ quan với bộ phận TN & TKQ, góp phần làm nên sự thành công của việc thực hiện hai cơ chế.
Kết luận chương 2
Mặc dù Bắc Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp nhiều đồi núi, sơng suối, đường giao thông từ thôn, bản đến trung tâm huyện lỵ tương đối xa và thấp kém ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân khi đi làm các thủ tục hành chính, trình độ dân trí cịn hạn chế và chưa đồng đều, nhưng việc thực hiện TTHC theo hai cơ chế ở UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang cơ bản theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh và khơng ngừng được hồn thiện, từ việc bố trí nơi làm việc, trang thiết bị, bố trí cán bộ, xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của bộ phận TN & TKQ. Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện hai cơ chế này đã làm tương đối hài
lịng tổ chức và cơng dân, cải thiện tốt hơn mối quan hệ giữa tổ chức công dân với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng cịn nhiều hạn chế, yếu kém như chất lượng thực hiện còn thấp, thời gian thực hiện TTHC còn để quá hạn, cịn để tổ chức, cơng dân đi lại nhiều lần, thậm chí phải đến nhiều cơ quan, hiện tượng đẻ thêm thành phần hồ sơ vẫn còn gây bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân của hạn chế đó có nhiều nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ bộ phận TN & TKQ và cán bộ có liên quan đến thực hiện TTHC trình độ cịn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, bộ TTHC còn chưa phù hợp với thực tiễn, có nhiều TTHC cịn chưa đúng với quy định của pháp luật. Bài học rút ra từ thực tiễn thực hiện TTHC theo hai cơ chế là: lãnh đạo cấp uỷ, UBND huyện phải có quyết tâm chính trị cao; cán bộ, cơng chức phải có tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực; sự phối kết hợp giữa các cơ quan, bộ phận phải chặt chẽ, đồng bộ; việc thực hiện hai cơ chế phải đồng bộ, thống nhất; công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh phải kịp thời và thường xuyên của cấp có thẩm quyền trong thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Chương 3