Tăng cường mối quan hệ phối hợp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại uỷ ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 93 - 94)

- Những điều kiện pháp lý

3.2.9. Tăng cường mối quan hệ phối hợp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

một cửa, một cửa liên thơng

Trong qua trình hồn thiện quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải xác định rõ mối quan hệ phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo hướng:

- Giao cho bộ phận TN & TKQ cấp xã là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân đối với các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thơng giữa cấp huyện và cấp xã. Sau khi xem xét hồ sơ thấy đủ điều kiện thì tiếp nhận và thu phí, lệ phí (nếu có). Cán bộ Bộ phận TN & TKQ cấp xã chuyển hồ sơ đến bộ phận TN & TKQ cấp huyện. Cán bộ bộ phận TN & TKQ cấp huyện có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan chuyên môn huyện để giải quyết. Cơ quan chuyên môn huyện tiếp nhận

hồ sơ do cán bộ bộ phận TN & TKQ chuyển đến, xem xét, đối chiếu với các quy định của pháp luật để giải quyết, dự thảo văn bản và chuyển đến bộ phận TN & TKQ cấp huyện. Bộ phận TN & TKQ cấp huyện trình lãnh đạo UBND huyện ký và trả kết quả cho cán bộ bộ phận TN & TKQ cấp xã. bộ phận TN & TKQ cấp xã trả kết quả cho công dân.

- Giao cho bộ phận TN & TKQ cấp xã là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vì các lý do sau: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Giang khá rộng nhưng chỉ có 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Do vậy, khoảng cách từ các thơn, xóm đến trụ sở bộ phận TN & TKQ cấp huyện tương đối xa, trung bình khoảng 15 km, có nơi đến 30-40 km, công dân, tổ chức sẽ mất nhiều thời gian đi lại nếu phải nộp hồ sơ và tiếp nhận kết quả tại trụ sở bộ phận TN & TKQ cấp huyện. Hơn nữa, Bắc Giang là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế cịn khó khăn, hệ thống đường giao thơng nơng thơn từ thơn, xóm lên huyện rất kém, chủ yếu vẫn là đường đất, nên việc đi lại của nhân dân rất khó khăn. Đặc điểm khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa thường kéo dài và tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân như mục tiêu xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa liên thông, cần phải lựa chọn địa điểm giao dịch thích hợp, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân trong cả mùa nắng và mùa mưa lụt. Do vậy, việc xác định và lựa chọn UBND cấp xã làm cơ quan đầu mối thực hiện việc TN & TKQ giải quyết công việc theo TTHC là sự lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của một cửa liên thông cấp huyện của tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại uỷ ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w