- Những điều kiện pháp lý
3.1.1. Sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí của chính quyền cấp huyện là trung gian
của ba cấp tỉnh, huyện và xã, là khâu kết nối thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp tỉnh quyết định giải quyết.
Về mặt địa lý, UBND huyện tương đối xa dân nên cần thủ tục nhanh gọn, giảm thiểu chi phí cho người dân, doanh nghiệp, bằng cách tổ chức, công dân chỉ phải mất một lần đến nộp hồ sơ và một lần đến nhận kết quả tại bộ phận TN & TKQ huyện. Như vậy, tổ chức và cơng dân giảm được rất nhiều chi phí đi lại và thời gian tham gia thực hiện TTHC.
Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm của các TTHC thuộc thẩm quyền cấp huyện là tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan phối hợp giải quyết, nếu không thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng thì tổ chức, công dân phải đến nhiều cơ quan mới hồn thành được một TTHC. Ví dụ: thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Công dân phải đến UBND xã để chứng thực hợp đồng, sau đó đến Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên-MT để thẩm tra và thông tin thửa đất, sang Chi Cục Thuế huyện để nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, quay lại Phịng Tài nguyên-MT để chỉnh lý bìa đỏ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trình độ dân trí của nhân dân khơng đồng đều nhau, có vùng trình độ dân trí thấp, có vùng cao hơn,... nên khơng phải lúc nào người dân cũng có
điều kiện tìm hiểu các qui định của pháp luật về những thủ tục mà mình đang thực hiện và các bước thực hiện như trên. Do đó, người dân cần cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện phải có phương thức cơng khai hố các loại thủ tục, giấy tờ, lệ phí, thời gian giải quyết và đặc biệt là cơ chế tập trung giải quyết vào một nơi, một đầu mối để người dân dễ dàng thực hiện các giao dịch hành chính.
Nếu thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông người dân chỉ phải đến bộ phận TN & TKQ để nộp hồ sơ một lần và một lần đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của tổ chức và công dân.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách hành
chính nói chung và cải cách TTHC, tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện TTHC trên các lĩnh vực nói riêng trong giai đoạn từ 2010-2020
Yêu cầu cải cách hành chính, cải cách TTHC là phải đảm bảo làm sao để thực hiện các TTHC liên quan đến tổ chức, cơng dân được thực hiện nhanh chóng, thơng suốt, hiệu quả. Các thủ tục hành chính phải được cơng khai hố bằng cách niêm yết tại nơi tiếp nhận hồ sơ của cơng dân, theo đó thành phần hồ sơ, các bước thực hiện, trách nhiệm của cơ quan thực hiện, kết quả và phí, lệ phí (nếu có) được cơng khai một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó, tổ chức, cơng dân có thể giám sát việc thực hiện nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hố để quản lý có hiệu lực, hiệu quả cơng việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, hướng tới một nền hành chính phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Để tiếp tục thực hiện được mục tiêu cải cách nền hành chính và cải cách TTHC nói trên địi hỏi phải tiếp tục cải cách cách thức thực hiện TTHC của cơ quan hành chính nhà nước các cấp khi thực hiện quan hệ với công dân, tổ chức. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông là phương thức thực hiện tốt nhất các mục tiêu này. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ tư, xuất phát từ tình hình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, cơ
chế một cửa liên thông tại UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang
Trong thời gian qua, việc cải cách TTHC ở cấp huyện của tỉnh Bắc Giang cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại, hạn chế. Lãnh đạo của một số UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang có nhận thức và kiến thức về thực hiện cải cách TTHC chưa sâu sắc; việc triển khai thực hiện cải cách hành chính chưa đồng bộ giữa các cấp hành chính, các ngành và trong tồn bộ hệ thống chính trị; TTHC cịn q rườm rà, chưa có sự phối hợp thống nhất phù hợp giữa cấp tỉnh, huyện và xã. Nhiều TTHC mặc dù đã thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhưng thời gian giải quyết vẫn bị kéo dài, tổ chức công dân vẫn phải đi lại nhiều lần, đến nhiều cơ quan mới được giải quyết xong.
Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng tại cấp huyện góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu đơn giản hoá TTHC đến mức cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân mà không làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tính đúng đắn, phù hợp thực tiễn của hai cơ chế này đã được khẳng định và mức độ hài lòng của nhân dân về phương thức giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước đã được tăng lên rất nhiều so với trước đây. Chính vì vậy, việc tiếp tục thực hiện hai cơ chế này tại UBND cấp huyện là một yêu cầu cần thiết.
Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế. Hiện nay, chúng ta đã
và đang tiến hành hội nhập quốc tế, đã tham gia vào các quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, tư pháp, hành chính,... yêu cầu đặt ra cần phải bảo đảm được sự đơn giản thuận tiện trong thực hiện các giao dịch hành chính liên quan đến yếu tố nước ngồi bảo đảm sự phù hợp giữa cơ chế thực hiện TTHC của Việt Nam với các thông lệ quốc tế. Hơn nữa, cấp huyện là cấp trực tiếp thực hiện nhiều TTHC liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nên nếu chính quyền cấp huyện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của mình sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các cấp hành chính
khác thực hiện có hiệu quả vai trị, chức năng của mình trong giao lưu, hợp tác quốc tế.
Những lý do trên đặt ra yêu cầu cho chính quyền các cấp nhất là cấp huyện, cụ thể là UBND cấp huyện cần phải tiếp tục thay đổi cơ chế thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, tổ chức. Cần phải tiếp tục thay phương thức làm việc từ cơ chế "nhiều cửa" sang cơ chế một cửa, hồn thiện thêm cơ chế một cửa liên thơng, qua thực hiện cơ chế một cửa liên thông để thực hiện thành cơng mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước trong giai đoạn mới.