- Những điều kiện pháp lý
2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế
Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn. Bất cập, hạn chế của việc thực hiện hai cơ chế
này có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Việc xác định nguyên nhân là yếu tố quan trọng để đề ra các chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang sở dĩ có nhiều hạn chế, yếu kém là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:
Một là, do cơ chế chính sách của nhà nước có thay đổi hoặc khơng thống nhất đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, khơng nhất qn dẫn đến địa phương khó thực hiện. Cụ thể như Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại các cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định phương án đơn giản hố thủ tục hành chính theo Đề án 30 của UBND tỉnh quy định tất cả các thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa. Nhưng Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định nộp hồ sơ và nhận kết quả ở 2 lĩnh vực đất đai và đăng ký kinh doanh tại phịng chun mơn, đã gây ra tình trạng khơng thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện ở bộ phận TN & TKQ cấp huyện.
Chính phủ cịn nợ nhiều nghị định hướng dẫn thi hành luật, điều đó cho thấy hệ thống pháp luật đã từng bước được hoàn thiện nhưng đến nay vẫn thiếu đồng bộ, vì thế nó đã cản trở và khó khăn chung cho cải cách hành chính nói chung trong đó có thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa. Mặt khác, các văn bản pháp luật của nhà nước lại thường xuyên thay đổi trong khi trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, tổ chức và cá nhân có nhiều hạn chế.
Hai là, Bắc Giang là một tỉnh thuần nông, thu nhập đầu người chưa bằng ½ so với cả nước; bộ máy hành chính và đội ngũ cơng chức cịn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của tư duy cũ nếp sống, nếp làm việc, thói quen của cơ chế quản lý tập trung bao cấp; ý thức và trách nhiệm phục vụ chưa cao. Do
vậy, trước sự chuyển đổi nhanh của kinh tế- xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc thích ứng của bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức chậm chuyển biến và cịn nhiều bất cập. Cùng với đó là những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường hội nhập, của cơ chế xin cho đã tạo ra xu thế bất lợi cho việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng ở cấp huyện của tỉnh Bắc Giang.
Chưa có đủ kinh phí để cải tạo, xây dựng trụ sở, bố trí đủ diện tích cho bộ phận TN & TKQ, đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Ba là, nguyên nhân phát sinh từ phía các tổ chức và cơng dân trong q
trình chuẩn bị hồ sơ tài liệu cho bộ phận TN & TKQ. Việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa có tốt hay khơng cịn phụ thuộc vào cả hai phía đó là cán bộ, cơng chức bộ phận TN & TKQ và tổ chức, công dân đến giải quyết. Nguyên nhân làm cho việc giải quyết ở bộ phận TN & TKQ hạn chế cịn là do tổ chức và cơng dân thiếu hiểu biết pháp luật, nhất là ở những lĩnh vực mà mình yêu cầu giải quyết. Hầu hết ở các lĩnh vực, tổ chức, công dân đến giải quyết đều không nắm được họ phải làm gì, chuẩn bị những tài liệu nào, và trình tự thực hiện ra sao. Hơn nữa, đa số tổ chức, cá nhân đến bộ phận TN & TKQ đều có tâm lý mong muốn cơng việc phải được giải quyết ngay trong khi hồ sơ, thủ tục chưa được chuẩn bị đầy đủ đã gây khó khăn cho cán bộ thực thi nhiệm vụ.
Một số tổ chức và cá nhân vẫn có thói quen cũ trong làm việc là khơng muốn giải quyết ở bộ phận TN & TKQ mà muốn gặp người có thẩm quyền cao hơn để xử lý công việc cho nhanh gọn, khi đến bộ phận TN & TKQ chỉ làm cho có hình thức chứ thực tế khơng muốn đi qua trình tự giải quyết ở đây cũng đã làm phức tạp cho cán bộ, công chức xử lý và làm giảm vai trò của bộ phận TN & TKQ.
Trong quá trình giải quyết cho thấy nhiều tổ chức, cá nhân không chỉ thiếu hiểu biết pháp luật mà cịn thiếu những thơng tin cần thiết ở địa phương,
ở công việc mà mình có liên quan. Đây là những việc mà bộ phận TN & TKQ cũng khơng thể nắm hết được và khơng có trách nhiệm giải quyết, cá biệt có tổ chức, cá nhân khi yêu cầu giải quyết đã tìm mọi cách tác động đến cán bộ có thẩm quyền, cán bộ ở bộ phận TN & TKQ bằng nhiều hình thức trong đó có cả hình thức "phong bì" để lơi kéo cán bộ thực hiện TTHC đó có lợi cho mình đã làm cho việc giải quyết gặp khó khăn hơn hoặc chệch hướng, khơng đúng mục đích và ý nghĩa của cơ chế một cửa.
Bốn là, tác động tiêu cực từ bên ngồi đối với cán bộ, cơng chức thực hiện các TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng. Trong q trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa cũng như các việc khác đều ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài tác động vào. Đối tượng đến giải quyết công việc thường muốn nhanh, gọn, được việc nên hay thông qua quan hệ bạn bè, quan hệ người trong cơ quan, quan hệ người có thẩm quyền để tác động một cách trực tiếp tới bộ phận TN & TKQ. Một khi đã có tác động như vậy có thể có tình trạng chen ngang để có thể giải quyết nhanh hơn, thậm chí có thể làm tắt, bỏ qua một số thủ tục cần thiết đã tác động không nhỏ đối với cán bộ, cơng chức bởi người có thẩm quyền đã tác động hoặc yêu cầu bộ phận TN & TKQ thực hiện. Điều đó đã đặt ra cho người cán bộ phải có sự lựa chọn phù hợp, vừa bảo đảm được nguyên tắc nhưng đồng thời vừa đảm bảo việc yêu cầu của lãnh đạo có thẩm quyền. Bên cạnh đó, có những cơng việc do nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị yêu cầu mặc dù hồ sơ, giấy tờ chưa đảm bảo nhưng cần được giải quyết kịp thời; tất cả những điều này đã làm cho cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết gặp nhiều khó khăn cần chia sẻ để tìm ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết vấn đề trên. Mặt khác, cán bộ, công chức thực hiện TTHC tại bộ phận TN & TKQ còn chịu một tâm lý bấy lâu nay do cơ chế bao cấp trước đã từng thực hiện, đó chính là tâm lý ngại va chạm, tâm lý trọng tình cảm hơn nguyên tắc trong giải quyết công việc, tâm lý e ngại thủ trưởng cấp trên của mình, ngại tổ chức và cá nhân đến giải quyết có
mối quan hệ với lãnh đạo v.v...Tâm lý đó đã làm cho cán bộ, cơng chức ít có ý kiến thẳng thắn trao đổi và khi giải quyết dễ bỏ qua những nguyên tắc quy định dẫn đến những sai phạm đáng tiếc xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở bộ phận TN & TKQ.
Ngồi những ngun nhân tác động trên cịn có những biểu hiện tiêu cực tác động đến việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa ở bộ phận TN & TKQ như đã trình bày ở trên là: khi tổ chức và cá nhân đến giải quyết công việc đã đưa tiền, quà, ...cho cán bộ, cơng chức, hoặc người có thẩm quyền liên quan đến vụ việc giải quyết. Có những hành vi tiêu cực như không phê duyệt, khơng ký để gây khó khăn cho tổ chức và cá nhân trong khi tổ chức và cá nhân đã có đầy đủ thủ tục, hồ sơ cần thiết;
Năm là, chưa có những chế tài đủ mạnh để xử lý những cá nhân cố tình
gây cản trở hoặc làm sai quy định, những đơn vị khơng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và UBND tỉnh Bắc Giang không quy định cụ thể chế tài xử lý đối với những cá nhân, tổ chức cố tình gây cản trở việc thực hiện TTHC theo hai cơ chế này. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng thì coi là khơng hồn thành nhiệm vụ cơng tác hàng năm; tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy nhưng việc xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về thực hiện cơ chế một cửa là rất khó khăn. Từ khi thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa xử lý trường hợp nào, chưa có cán bộ, cơng chức nào bị kỷ luật vì vi phạm quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Quy chế của UBND cấp huyện quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm
của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng không quy định rõ ràng chế tài xử lý đối với tổ chức cá nhân vi phạm, đơn vị không thực hiện cũng không sao nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế.
Sáu là, chưa có chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính. Chỉ số
đánh giá kết quả cải cách hành chính là các tiêu chí chấm điểm để đánh giá đơn vị nào thực hiện thủ tục theo cơ chế một cửa tốt, đơn vị nào yếu kém làm căn cứ đánh giá xếp loại thi đua hàng năm đối với UBND cấp huyện trong tỉnh Bắc Giang. Từ đó là động lực thi đua xây dựng và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa giữa các huyện trong tỉnh Bắc Giang.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, nhận thức của công tác chỉ đạo thực hiện TTHC theo cơ một cửa, một cửa liên thông tại UBND một số huyện chưa được quan tâm đúng mức, một số đơn vị chưa nghiêm túc, thiếu kiên quyết triển khai, thực hiện cịn mang tính hình thức, chiếu lệ nên hiệu quả khơng cao. Thiếu quan tâm chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện; đầu tư trang thiết bị cịn hạn chế, bố trí cán bộ, cơng chức làm việc tại bộ phận TN & TKQ chất lượng khơng cao, chưa xây dựng được quy trình, quy chế phù hợp để phân rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính có liên quan.
Nhận thức của một số lãnh đạo chủ chốt của một số huyện chưa đầy đủ về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa nên có biểu hiện thờ ơ, khơng muốn thực hiện, chậm thay đổi phong cách làm việc, ngại va chạm tiếp xúc với dân; không kiên quyết chỉ đạo sự phối hợp giữa bộ phận TN & TKQ với các phịng chun mơn, cá biệt có người vì lợi ích cá nhân khơng muốn thực hiện.
Hai là, do năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức trong thực hiện
theo cơ chế một cửa là một lĩnh vực mới trong nội dung cải cách TTHC đồng thời là khâu đột phá, do đó yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn đội ngũ cán bộ cơng chức vừa có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực hồn thành nhiệm vụ được giao. Để có được đội ngũ như vậy cần lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và chế độ chính sách tương xứng để thu hút lực lượng cán bộ có tâm huyết và trình độ làm ở lĩnh vực này. Tuy nhiên ở một số huyện của tỉnh Bắc Giang chưa thực hiện được yêu cầu như vậy.
Một số công chức thường trực tại bộ phận TN & TKQ tuy đã đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nhưng năng lực và khả năng giao tiếp còn hạn chế, chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn, thành phần hồ sơ; chưa có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 để giải quyết các thủ tục hành chính. Sự phối hợp giữa bộ phận TN & TKQ với các phịng chun mơn chưa chặt chẽ, chưa thống nhất.
Tỷ lệ cán bộ trưng tập và hợp đồng làm việc tại bộ phận TN & TKQ cấp huyện của tỉnh Bắc Giang vẫn còn tỷ lệ cao cho thấy đội ngũ này khơng ổn định, chưa được bố trí như đúng tầm quan trọng và vị trí của nó trong tiến trình thực hiện bước đột phá cải cách thủ tục hành chính. Cán bộ trưng tập ở các phịng chun mơn làm tại bộ phận TN & TKQ ngoài làm nhiệm vụ ở bộ phận TN & TKQ còn được giao kiêm nhiệm vụ khác của phịng chun mơn nên khơng giành tồn bộ thời gian cho việc giải quyết công việc tại bộ phận TN & TKQ. Việc sử dụng hợp đồng làm việc tại bộ phận TN & TKQ có tâm lý khơng n tâm làm việc, lo ngại bị cắt hợp đồng bất kỳ lúc nào khi có người khác thay thế. Hơn nữa, cán bộ hợp đồng có trình độ chun mơn thấp, năng lực hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có nên ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết cơng việc.
Bên cạnh đó cịn có những cán bộ, cơng chức ý thức làm việc, thái độ phục vụ tổ chức và nhân dân chưa được tốt, có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và nhân dân khi đến liên hệ công việc.
Ba là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đối với bộ phận TN & TKQ cấp huyện của tỉnh Bắc Giang có vai trị hết quan trọng. Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là lĩnh vực mới và là khâu đột phá trong cải cách hành chính. Vì là mới mẻ nên việc thực hiện cịn có nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm, chưa hiểu, chưa quen nên khó thực hiện. Là khâu đột phá trong cải cách hành chính nên địi hỏi phải có sự dũng cảm dứt bỏ những trình tự thủ tục giải quyết thủ tục hành chính theo lối mịn trước đây rườm rà, lạc hậu, khơng còn phù hợp với thời đại, để khốc lên mình một diện mạo mới của quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Điều đó gặp nhiều khó khăn từ nhiều phía và rất khó thực hiện. Do vậy, địi hỏi cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ phải có trách nhiệm rất cao và am hiểu pháp luật. Qua công tác kiểm tra để phát hiện những yếu kém, sai sót để uốn nắn cấp dưới, qua đó cán bộ, cơng chức lo lắng trách nhiệm, lo ngại bị phê bình nhắc nhở nên phải nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, nhất là cấp tỉnh đối với bộ phận TN & TKQ cấp huyện của tỉnh Bắc Giang chưa thường xuyên cũng là nguyên nhân của việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp huyện của tỉnh Bắc Giang còn hạn chế, khuyết điểm.