- Những điều kiện pháp lý
2.2. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UỶ BAN
CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở TỈNH BẮC GIANG
Những năm qua, được sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Huyện uỷ, UBND huyện và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ huyện nói riêng và cán bộ, cơng chức các phịng có liên quan, nên cơng tác thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã đạt được những thành tựu sau đây:
2.2.1. Ưu điểm
Một là, việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
tại UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang đã góp phần thay đổi nhận thức và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhất là cấp huyện; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp theo hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, với các TTHC được đơn giản hố, thuận tiện hơn, đã giải quyết được một số vướng mắc lớn các TTHC về đất đai, thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giải quyết về chính sách xã hội và các lĩnh vực khác, giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc.
Hai là, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng tiêu chuẩn ISO vào
thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng, ngồi việc tích hợp được các tính năng phục vụ liên thơng cịn giúp lãnh đạo cơ quan hành chính cấp huyện kiểm tra, giám sát quy trình giải quyết TTHC, công tác quản lý, điều hành của UBND cấp huyện. Đồng thời, tạo cho cá nhân, doanh nghiệp trong và ngồi nước sự hài lịng, tin tưởng vào chính sách phát triển kinh tế- xã hội của huyện, yên tâm đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của huyện.
Ba là, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại
UBND cấp huyện của tỉnh Bắc Giang đã làm thay đổi cơ bản phương pháp làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước nhất là các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. Cơ sở vất chất, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ hiện đại, tinh thần trách nhiệm đối với công việc của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ các cấp nhất là cấp huyện được nâng cao, giảm phiền hà, tiêu cực, lãng phí cho nhân dân, doanh nghiệp; tăng cường công tác
phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều huyện đã đưa cán bộ có năng lực, triển vọng về làm việc tại Bộ phận TN & TKQ để đào tạo, rèn luyện, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn, tiêu biểu là thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang.
Bốn là, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng được
các cơ quan hành chính cấp huyện triển khai sâu rộng và khá hiệu quả. Quy trình TTHC được chuẩn hố, cơng khai minh bạch về số lượng và trình tự, thời gian giải quyết, phí và lệ phí. Thơng qua đó đã tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền cấp huyện; tăng cường sự giám sát của nhân dân với cơ quan nhà nước các cấp, nhất là cấp huyện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính cấp huyện.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã được, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng cịn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập sau đây:
Thứ nhất, nhìn chung, chất lượng thực hiện TTHC theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông ở một số huyện cịn thấp, có nơi thực hiện mang tính hình thức. Việc giải quyết một số TTHC ở một số lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, đầu tư...còn gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết, nhiều hồ sơ trả không đúng hẹn, để người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, tốn kém về thời gian và tiền bạc gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, đa số các cơ quan, đơn vị bố trí phòng làm việc của bộ phận
TN & TKQ chưa đủ diện tích theo quy định. Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị đạt yêu cầu trong việc bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho bộ phận TN & TKQ đạt không cao. Trong số 26 cơ quan, đơn vị được Sở Nội vụ điều tra đánh giá, có 3 huyện là Thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Hiệp Hồ là đạt u cầu, có 3 huyện tương đối đạt yêu cầu (ở mức thấp hơn) là huyện Lục Nam, huyện Lục Ngạn, huyện Việt Yên. Các huyện Lục Nam, Sơn Động, n Thế cịn bố trí phịng làm việc của bộ phận TN & TKQ còn
hẹp, chỉ đạt 50-60m2, mới chỉ trang bị được một số thiết bị như: ghế ngồi, bàn làm việc, 2-3 chiếc máy tính, nước uống cho cơng dân đến giao dịch.
Thứ ba, bố trí cán bộ, cơng chức thường trực tại bộ phận TN & TKQ
chưa đúng với Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nhiều đơn vị cịn sử dụng lao động hợp đồng, trưng tập cán bộ, cơng chức ở các phịng ban khác, gây khó khăn cho cơng tác điều hành, đánh giá cơng chức trong thực thi nhiệm vụ. Trình độ cán bộ, cơng chức ở bộ phận TN & TKQ tuy đã được nâng lên về bằng cấp, chứng chỉ nhưng vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp. Công tác tập huấn chưa được quan tâm, thiếu chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức ở bộ phận TN & TKQ, đồng thời chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý những cá nhân, đơn vị gây cản trở hoặc không thực hiện cơ chế một cửa. Một số đơn vị chưa thực hiện chế độ phụ cấp, trang phục cho cán bộ, công chức trực tiếp làm việc tại bộ phận TN & TKQ theo quy định.
Thứ tư, tổ chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận
TN & TKQ của UBND cấp huyện cịn ít so với đăng ký hoặc cịn lựa chọn TTHC có rất ít tổ chức, cá nhân đến giao dịch để thực hiện tại bộ phận TN & TKQ... thực hiện chưa nghiêm túc việc niêm yết cơng khai các TTHC và lệ phí hoặc cịn làm hình thức chiếu lệ, gây khó khăn cho nhân dân khi đến giải quyết công việc. Một số lĩnh vực công việc quy định thực hiện liên thông nhưng quy trình giải quyết xây dựng chưa được chặt chẽ, gây khó khăn cho việc thực hiện.
Thứ năm, việc áp dụng cơng nghệ thông tin với tiêu chuẩn ISO tại bộ
phận TN & TKQ mới dừng ở mức hoàn thành việc mua sắm máy tính, phần mềm, chưa thực sự phát huy hiệu quả để giải quyết các thủ tục hành chính. Một số huyện đã hồn thành mơ hình một cửa điện tử nhưng chưa kết hợp được ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn ISO vào thực hiện các TTHC (do lỗi phần mềm hoặc việc tiếp nhận TTHC không thông quan bộ
phận TN & TKQ huyện, thực hiện khơng đúng quy trình giải quyết TTHC) nên hiệu quả giải quyết cơng việc cịn nhiều hạn chế. Cho đến nay, bộ phận TN & TKQ cấp huyện hầu như vẫn chuyển hồ sơ, văn bản giấy đến các phịng chun mơn, khơng kiểm soát triệt để được thời gian giải quyết TTHC, dẫn đến nhiều hồ sơ bị kéo dài thời gian giải quyết do phịng chun mơn khơng xử lý hoặc giải quyết chậm, nhưng lãnh đạo văn phịng phụ trách cũng khơng nắm bắt để chấn chỉnh, uốn nắn hoặc nhắc nhở kịp thời.
Thứ sáu, việc xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa bộ phận TN
& TKQ từ tiếp nhận, giải quyết TTHC, trả kết quả với các phịng chun mơn chưa đồng bộ, được hiểu theo nhiều hướng khác nhau, thiếu thống nhất về hồ sơ, biểu mẫu dẫn đến tình trạng cá nhân, tổ chức phải mang hồ sơ đến phòng chun mơn xem trước sau đó mới nộp về bộ phận TN & TKQ. Nhiều hồ sơ, bộ phận TN & TKQ tiếp nhận nhưng phịng chun mơn trả lại khơng giải quyết hoặc không chủ động phối hợp với bộ phận TN & TKQ để hướng dẫn cá nhân, tổ chức có biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu.
Việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong xử lý các cơng việc cho người dân, tổ chức cịn thấp, dẫn đến mặc dù đã có quy định ở một số lĩnh vực, công việc phải thực hiện liên thông nhưng người dân và tổ chức vẫn phải đi đến nhiều nơi để giải quyết các TTHC. Thực hiện liên thơng giữa các cấp hành chính cịn gặp nhiều khó khăn.