1. Chẩn đốn bệnh
Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh bệnh, từ đó đề ra phương pháp điều trị thích hợp. Sự phát sinh 1 chứng bệnh có thể xảy ra ở 5 vị trí (5 loại tà).
- Chính tà: Do bản thân tạng phủ có bệnh
- Hư tà: Do tạng trước nó gây bệnh (bệnh từ mẹ sang con) - Thực tà: Do tạng sau nó gây bệnh (bệnh từ con sang mẹ) - Vi tà: Bệnh từ tạng đi khắc truyền đến tạng bị khắc - Tặc tà: Bệnh từ tạng bị khắc truyền đến tạng đi khắc
Ví dụ: Mất ngủ là bệnh của tâm. Ngun nhân có thể ở các vị trí sau:
- Chính tà: Do bệnh ở tâm: huyết dư không nuôi dưỡng được. Cần bổ huyết an thần - Hư tà: Do can gây bệnh cho tâm: tăng huyết áp gây mất ngủ. Cần bình can, an thần, hạ áp.
- Thực tà: Do tỳ bị bệnh: tỳ hư không nuôi dưỡng được Tâm. Cần kiện tỳ - Vi tà: Do thận âm hư không khắc được tâm hỏa, gây mất ngủ. Cần bổ thận - Tặc tà: Phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết. Cần bổ phế âm
* Dựa vào ngũ sắc - Sắc vàng bệnh thuộc tỳ - Sắc trắng bệnh thuộc phế - Sắc xanh bệnh thuộc can - Sắc đỏ thuộc bệnh tâm - Sắc đen bệnh thuộc thận. * Dựa vào ngũ chí
- Hay giận dữ bệnh thuộc tạng can.
- Vui mừng cười nói quá mức bệnh thuộc tạng âm. - Hay sợ hãi bệnh thuộc tạng thận.
- Hay lo lắng, buồn phiền bệnh thuộc tạng phế. - Hay ưu tư, lo nghĩ bệnh thuộc tạng tỳ.
25
* Ngũ khiếu và ngũ thể
- Bệnh ở cân (chân tay run co quắp): bệnh thuộc can
- Bệnh ở mũi (viêm mũi dị ứng, chảy máu cam): bệnh thuộc phế - Bệnh ở miệng (kém ăn, loét miệng): bệnh thuộc tỳ vị
- Bệnh ở mạch (mạch hư, nhỏ): bệnh thuộc tâm
- Bệnh ở xương tuỷ (chậm biết đi, chậm mọc răng): bệnh thuộc thận
2. Điều trị
Trên nguyên tắc “con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. - Tạng con hư thì bổ vào tạng mẹ
Ví dụ: Phế hư (lao phổi, viêm phế quản mạn...) thì phải bổ vào tạng tỳ để dưỡng phế (Nhân sâm, đảng sâm, bạch truật…). Tâm huyết kém (da xanh, lưỡi nhạt, mắt trắng) cần thuốc bổ vào can huyết (Hà thủ ơ đỏ, Bạch thược…).
- Tạng mẹ thực thì phải tả vào tạng con.
Ví dụ: hen phế quản (phế thực) thì phải tả vào tạng thận vì “Thận là con của phế”. Cần sử dụng thuốc lợi tiểu, tả thận thủy (Trạch tả, kim tiền thảo…). Khi thận thủy kém (tiểu vàng, tiểu đỏ) cần thuốc lợi gan mật để thanh can nhiệt (long đởm thảo, chi tử…) vì “Can là con của thận”.
Từ nguyên tắc trên mà rút ra hệ quả quan trọng: “Hư thì bổ, thực thì tả”. Hệ quả này mang ý nghĩa sâu sắc trong nhiều lĩnh vực của YHCT. Phép tắc chữa bệnh cũng dựa vào hệ quả này. Ví dụ bệnh thuộc chứng hư thì phải dùng phương pháp bổ và thuốc bổ. Khí hư bổ khí, huyết hư bổ huyết. Bệnh thuộc chứng thực thì dùng tả pháp và thuốc mang tính chất tả. Vận dụng vào châm cứu: châm bổ (hư chứng) và châm tả (thực chứng).