1. Sự liên quan giữa tạng với tạng
Sự liên quan giữa can - tâm - tỳ
Can, tâm và tỳ là ba tạng liên quan với nhau về mặt huyết mạch: tâm chủ huyết, can tàng huyết, tỳ thống huyết. Tỳ khí vượng thì chức năng thống huyết tốt, can huyết sung túc, tâm huyết dồi dào, vận hành điều hịa thơng suốt trong lịng mạch. Tỳ khí nhược, can huyết bất túc, tâm loạn nhịp, hồi hộp, kém ăn, chân tay mệt mỏi, bụng đầy trướng.
Sự liên quan giữa can - tỳ
Tỳ ích khí sinh huyết, can tàng huyết. Tỳ sinh huyết tốt giúp can tàng huyết tốt, huyết dịch khỏe mạnh. Can sơ tiết tốt giúp tỳ tiêu hóa tốt
Sự liên quan giữa can - thận
Khí của tạng can (can dương) có khuynh hướng cường thịnh được thận thủy chế ước. Sự chế ước đó tốt, giúp can khí bình thường. Nếu thận âm bất túc, thủy không chế
40
được hỏa → Can dương thượng cường (đau đầu, chóng mặt, ù tai, đau lưng, di tinh) → Cần bổ thận âm cũng là tư dưỡng khí của can
Sự liên quan giữa tỳ - phế
Tỳ hấp thu vận hóa tinh hoa của thức ăn, chất dinh dưỡng của thủy cốc đượcnhập vào huyết mạch mà dồn lên phế. Tại phế q trình khí hóa sẽ diễn ra. Tại phế khí trời kết hợp với khí dinh dưỡng. Như vậy, giữa tỳ và phế cùng thực hiện chức năng tao khí, tạo năng lượng cho cơ thể. Nếu khí của tỳ hư cũng làm khí phế cũng hư, xuất hiện chứng đoản hơi ho hen. Ngược lại, nếu khí phế khơng thơng, khơng chủ được túc giáng, khơng điều hịa được thủy đạo sẽ gây phù nề.
Sự liên quan giữa phế - thận
Phế và thận liên quan về hơ hấp. Phế chủ khí, thận chủ nạp khí. Hai tạng cùng tác dụng hiệp đồng làm chức năng hô hấp. Thận thủy bất thơng, phế tắc, gây khó thở. Phế khơng thơng, khơng điều hịa được thủy đạo, tiểu bí, phù nề.
Sự liên quan giữa tỳ - thận
Tỳ chủ vận tiêu hóa cần sự giúp đỡ của thận dương. Thận dương kém, tỳ khơng vận hóa được “thận dương ơn hóa tỳ dương”
2. Sự liên quan giữa phủ với phủ
Giữa các phủ liên quan về phương diện: Hấp thu, chuyển hóa, bài tiết.
- Vị - tiểu tràng - đởm: Vị chứa đựng làm nhừ thức ăn, đởm sơ tiết mật giúp tiêu hóa, tiểu tràng hấp thu dinh dưỡng.
- Tiểu tràng - đại tràng: hấp thu dinh dưỡng, nước, muối khoáng… và thải cặn bã - Đại tràng - bàng quang: bài tiết cặn bã
3. Sự liên quan giữa tạng với phủ
Giữa phủ và tạng liên quan biểu lý từng cặp
- Tỳ - vị: liên quan về chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tạo nguồn khí huyết cho cơ thể
- Tâm - tiểu tràng: liên quan đến hấp thu dinh dưỡng, tạo huyết sung túc, chuyển tải chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể
- Can - đởm: sơ tiết giúp tiêu hóa
- Phế - đại tràng: liên quan đến phương diện khí hóa. Phế khí kém, đại tràng khơ kiệt, táo bón. Khí đại tràng kém gây đoản hơi đoản khí ở phế
41
- Thận - bàng quang: liên quan chức năng thanh lọc thủy dịch, cân bằng điện giải “thăng thanh giáng trọc”.
42
HỌC THUYẾT THỦY HỎA Mục tiêu: Mục tiêu:
1. Trình bày được nội dung của học thuyết thủy hỏa 2. Trình bày được sự vận dụng của học thuyết thủy hỏa.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Xuất sứ và cơ sở của học thuyết
Học thuyết thủy hỏa còn được gọi là học thuyết tâm thận, do đại danh y Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam xây dựng dựa trên cơ sở giáng tâm hỏa ích thận thủy để điều hịa thủy hỏa, cân bằng âm dương trong cơ thể con người.
Học thuyết được xây dựng trên cơ sở của học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành và học thuyết tạng tượng của YHCT. Trong đó, thủy hỏa của học thuyết ngũ hành tương ứng với thận và tâm của học thuyết tạng tượng và tương ứng với âm dương của học thuyết âm dương.
Trong tự nhiên, thủy tồn tại dạng nước biển, nước trong đất… hỏa tồn tại dưới dạng ánh nắng và sức nóng mặt trời, núi lửa hay lửa trong đất… Đặc tính thủy ln trầm giáng và hỏa là ln thăng. Trên thực tê ln có sự giao nhau của thủy hỏa. Ánh mặt trời chiếu xuống biển và hồ làm bốc hơi nước, hơi nước đi lên cao gặp lạnh tụ lại thành mây tạo ra mưa, mưa rơi xuống chảy vào hồ, sông rồi ra biển. Sự giao nhau tạo thành vịng tuần hồn liên tục của hỏa giáng thủy thăng, cũng là sự cân bằng âm dương trong tự nhiên. Trong cơ thể con người là sự cân bằng âm dương của 2 tạng thận thủy và tâm hỏa. Sự ôn dưỡng trong cơ thể con người là dương khí do tâm hỏa tạo ra, sự nhu dưỡng chính là âm huyết do thận thủy tạo ra.
2. Nội dung
Cơ thể người muốn tồn tại phải có hỏa. Hỏa này từ tạng tâm (quân hỏa) và từ tạng thận (tướng hỏa)
Quân hỏa Tướng hỏa
Tâm hỏa
Cân bằng với âm huyết (tâm) Chủ thần minh
Thận hỏa (Mệnh môn hỏa) Cân bằng với âm thủy (thận) Chủ sự hình thành
Phải có sự giao lưu tác động qua lại giữa 2 tạng tâm và thận thì mới có sự sống.