II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
1. Hỏa chế (phương pháp chế biến chỉ dùng lửa)
Hỏa chế là phương pháp chế biến sử dụng sự tác động của nhiệt độ trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các phụ liệu trung gian) ở các mức nhiệt độ khác nhau.
1.1. Mục đích
Tăng tính ấm, giảm tính hà của việc thuốc. Lửa thuộc nhiệt, thuộc dương. Hỏa chế nghĩa là đưa thêm phần nhiệt, phần dương vào vị thuốc, làm giảm tính hàn cho vị thuốc đó.
Ví dụ:
- Đại hồng tính hàn, tác dụng nhuận tẩy. Đại hồng sao cháy có thể gây táo bón. Khi sao cháy, antranoid bị thăng hoa nên tác dụng nhuận tẩy bị giảm, nhưng tanin vẫn tồn tại gây táo bón.
- Thục địa tính ơn, tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch. Dùng thục địa cho bệnh nhân tỳ dương hư sẽ gây đầy trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Thục địa sao khơ sẽ hạn chế tác dụng này.
- Gạo sao đen dùng để trị chứng ỉa chảy mất nước, do nhiệt làm tăng tính ấm. Giảm độc tính, giảm tác dụng quá mạnh của vị thuốc: Thường dùng nhiệt độ cao phân hủy các chất gây độc của thuốc.
Ví dụ:
- Mã tiền sao cát ở nhiệt độ 200-2500C. Mã tiền rán trong dầu lạc, dầu vừng, nhiệt độ sôi của dầu khoảng 2000C.
- Ba đậu sao đen ở nhiệt độ 200-2400C.
81
Ổn định hoạt chất trong vị thuốc khi sao qua, sao vàn.
- Các vị thuốc có chứa glycosid hoặc thành phần hóa học khác có cấu trúc khơng bền vững dưới tác động của các men, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ pH thích hợp các men đó sẽ phân hủy các thành phần hóa học này làm giảm hiệu lực trị bệnh.
- Ở 30-400C, hoạt tính của các men là tối đa. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm giảm hoạt tính; ở 1000C thì hoạt tính men mất hồn tồn.
- Hỏa chế làm khơ sản phẩm và diệt men. Nhằm mục đích diệt men nên chế ở nhiệt độ 1000C.
Ví dụ: glycosidase thủy phân rutin trong hoa hòe thành quecxetin và rutinose. Rutin Queccetin + Rutinose
Glycosidase
Emulsin thủy phân amygdalin trong hạnh nhân thành acid benzoic, acid cyanhydric và glucose.
Giảm dộ bền cơ học của vị thuốc ở nhiệt độ cao, các chất hữu cơ bị phân hủy, các liên kết hữu cơ bị phá vỡ làm giảm độ bền của vị thuốc.
Chú ý:
Một số hợp chất tự nhiên bị thăng hoa như antranoid, coumarin một số alcaloid (cafein) hoặc tinh dầu dễ bị bay hơi ở nhiệt độ cao nên khi chế biến, phải chọn phương pháp phù hợp.
1.2. Các phương pháp hỏa chế
1.2.1. Sao (rang) a. Sao trực tiếp
Là phương pháp sao mà thuốc được truyền nhiệt trực tiếp qua dụng cụ sao. Có 6 phương pháp:
- Sao qua (vi sao): nhiệt độ sao khoảng 50-800C. Sao để làm khô thuốc, thơm thuốc, tránh mốc mọt và ổn định thành phần hoạt chất.
Ví dụ: hoa hịe sao qua
- Sao vàng (hoàng sao): nhiệt độ sao khoảng 100-1600C. Sao vàng để tăng tác dụng quy tỳ, tăng mùi thơm. Vị thuốc có màu vàng, mùi thơm.
82
- Sao vàng cháy cạnh: sao vàng nhưng cạnh phiến thuốc có màu đen, cháy. Sao vàng cháy cạnh để giảm bớt mùi vị khó chịu của thuốc.
Ví dụ: chỉ thực, chỉ sác
- Sao vàng hạ thổ: sao vàng, đổ thuốc xuống hố đất đã được chuẩn bị trước. Hạ thổ nhằm cân bằng âm dương cho vị thuốc. Thực chất, đây là phương pháp hạ nhiệt độ nhanh, tránh sự ảnh hưởng tiếp theo của nhiệt độ.
- Sao đen (hắc sao): nhiệt độ sao khoảng 180-2400C. Sao đen để tăng tác dụng tiêu thực, giảm tính mãnh liệt của vị thuốc. Vị thuốc bề mặt ngồi có màu đen, bên trong có màu vàng.
Ví dụ: táo nhân sao đen (hắc táo nhân)
- Sao cháy (thán sao): nhiệt độ khoảng 180-2400C. Sao cháy để tăng tác dụng cầm máu. Vị thuốc: mặt ngoài màu đen, bên trong màu nâu đen.
Ví dụ: trắc bách diệp thán, hịe hoa thán, ngải diệp thán.
Ở nhiệt độ 180-2400C, một số thành phần hóa học bị phân hủy, nhưng một số khác vẫn tồn tại vì thế sao cháy, sao đen khơng đồng nghĩa với vơ cơ hóa.
Nhiệt độ cho sản phẩm sao đen, sao cháy đều khoảng 180-2400C. Kỹ thuật sao khác nhau cho sản phẩm khác nhau.
b. Sao gián tiếp
Là phương pháp sao mà vị thuốc được truyền nhiệt qua phụ liệu trung gian. - Sao cánh gạo (mễ sao): để tăng tác dụng kiện tỳ, giảm tính khơ táo của thuốc. - Sao cách cát: nhiệt độ khoảng 200-2500C. Sao cách cát để truyền nhiệt đồng đều vào thuốc, thuốc chịu tác động của nhiệt độ cao và đồng đều.
Ví dụ: sao hạt mã tiền, sao xuyên sơn giáp. - Sao cách hoạt thạch hoặc văn cáp.
+ Hoạt thạch được tán thành bột mịn.
+ Văn cáp là vỏ các loại sò: cửu khổng, mẫu lệ, vỏ trai... đã được nung, tán thành bột mịn.
Hai loại bột này được dùng để sao một số vị thuốc như cao thuốc, a giao, nhằm tránh kết dính thuốc. Nhiệt độ sao khoảng 2000C.
1.2.2. Nung
Nung là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, nhiệt lượng lớn, phá vỡ cấu trúc của thuốc. Nhiệt độ nung có thể đến hàng nghìn độ.
83
Nung thực chất là một phương pháp vơ cơ hóa, các chất hữu cơ bị phá hủy. Hoạt chất là những chất vơ cơ.
Ví dụ:
- Chế than hoạt tính
Thành phần: carbon và các chất vô cơ khác
- Sản phẩm nung xương động vật gồm: carbon, CaCO3, Ca3(PO4)2, sắt oxyd, sắt silic, Al, Mg, một số muối hòa tan.
- Sản phẩm nung cửu khổng, mẫu lệ là các chất vô cơ; (CaCO3...) 1.2.3. Chế sương
Chế sương là phương pháp nung kín
Chế sương là cách tinh chế thuốc có nguồn gốc khống vật. Hoạt chất là chất vơ cơ có tính chất thăng hoa. Ở nhiệt độ cao, hoạt chất thăng hoa, tách ra khỏi các tạp chất khác.
Một số vị thuốc chế sương: lưu huỳnh, khinh phấn, phê sương, thạch tín (thường là các hợp chất của thủy ngân asen, lưu huỳnh).
1.2.4. Lùi (vùi, ổi)
Bọc vị thuốc vào giấy ẩm hay bột hồ ẩm, bột cám gạo rồi vùi vào tro nóng đến khi khơ. Bóc bỏ lớp vỏ ngồi.
Lùi để giảm bớt chất dầu trong vị thuốc, giảm tính kích ứng của vị thuốc. Ví dụ: chế mộc hương, cam toại.
1.2.5. Nướng
Nướng để làm chín thuốc, giảm tính mãnh liệt của thuốc. 1.2.6. Hỏa phi
Hỏa phi là một phương pháp sao trực tiếp; áp dụng với một số vị thuốc là khoáng vật như phèn chua chế thành phen phi. Nhiệt độ làm thay đổi tính chất phèn chua; lại trừ nước trong cấu trúc phân tử, tăng khả năng hút nước, làm săn se.
K2SO4 Al2(SO4)3 24H2O Ở 920C phèn chua nóng chảy Ở 1000C phèn chua mất 5H2O Ở 1200C phèn chua mất 9H2O
Ở 2000C phèn chua mất 24H2O (khô phàn)