KHUYNH HƯỚNG THĂNG GIÁNG PHÙ TRẦM CỦA VỊ THUỐC

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 62 - 64)

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC (BẤT NỘI NGOẠI NHÂN)

5. KHUYNH HƯỚNG THĂNG GIÁNG PHÙ TRẦM CỦA VỊ THUỐC

62

Thăng, giáng, phù, trầm chỉ 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc cổ truyền. Cần nắm chắc các khuynh hướng tác dụng của chúng để phát huy hiệu quả sử dụng. Khuynh hướng tác dụng của thuốc đa phần luôn ngược với chiều của bệnh tật mới đạt được kết quả tốt trong điều trị (phương pháp chính trị) hoặc cùng chiều của bệnh (phương pháp tòng trị) như thế mới phát huy được về mặt điều trị

5.1. Thăng

Khuynh hướng của khí vị thuốc hướng lên thượng tiêu, sau khi uống thuốc vào cơ thể, mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng sa giáng (sa dạ dày, sa lá lách, gan, tử cung, trĩ thoát giang) để đưa các tạng phủ đó về vị trí ngun thủy. các thuốc chủ thăng thường có tính chất kiện tỳ ích khí thăng dương khí: hồng kỳ, đảng sâm, thăng ma, sài hồ.

5.2. Giáng

Khuynh hướng của khí vị thuốc hướng xuống hạ tiêu, mục đích để chữa bệnh có khuynh hướng đi lên thượng tiêu như hen suyễn, ho đờm, nôn mửa. Các vị chủ giáng thường có tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn: ma hồng, hạnh nhân, cát cánh

5.3. Phù

Khuynh hướng của khí vị thuốc hướng ra ngồi (biểu), mục đích chữa các bệnh có xu hướng lấn sâu vào phía trong (lý): như các bệnh cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt. các thuốc chủ phù thường có tính chất phát hãn, phát tán giải biểu, hạ nhiệt, chỉ thống, đó là vị thuốc tân ơn giải biểu: quế chi, phòng phong, tế tân… hoặc tân lương giải biểu: cát căn, cúc hoa, tang diệp…

5.4. Trầm

Khuynh hướng của khí vị thuốc đi vào trong (lý) mục đích để chữa các bệnh có xu hướng phù nổi ra biểu như bệnh đạo hãn, tự hãn, phù thũng, mụn nhọt ban chẩn.

Như vậy, các vị thuốc có tính thăng phù có tác dụng phát biểu (thốt ra ngồi), thăng dương tán hàn; cịn các vị thuốc có tính trầm giáng có tính chất tiềm dương giáng nghịch, thanh nhiệt, thẩm thấp, tả hạ, thu liễm. Tuy nhiên, mỗi vị thuốc đều có khuynh hướng tác dụng của nó, song khơng cố định mà có tính chất tương đối. Thơng qua sao tẩm, chế biến hoặc qua phối ngũ với các vị thuốc khác có thể làm thay đổi hoặc làm giảm nhẹ khuynh hướng tác dụng của nó. Ví dụ: hồng liên bản chất khuynh hướng giáng dùng để trị các bệnh ở vùng trung tiêu, hạ tiêu như viêm ruột lỵ… song khi sao với rượu, khuynh hướng tác dụng lại trở thành thăng, dùng chữa chứng tâm hỏa dẫn đến

63

loét miệng phồng rộp lưỡi và niêm mạc miệng. Trong bào chế, chú một số vị thuốc thăng phù không nên đun lâu và nên dùng lửa nhỏ (văn hỏa) con các trầm giáng thì có thể dùng lửa to (vũ hỏa) và thời gian đun lâu hơn.

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)