IV. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO ĐÔNG DƯỢC 1 Thuốc mang tính chất tương sinh
5. Vận dụng vào quy kinh và bào chế thuốc YHCT
Thuyết ngũ hành được vận dụng vào bào chế thuốc khá phong phú. Để hiểu rõ sự vận dụng này ta cần nắm chắc sự quy nạp tạng phủ, ngũ sắc, ngũ vị… vào ngũ hành. Trên nguyên tắc ngũ vị và ngũ sắc của thuốc có quan hệ với tạng trong cùng hành đó.
- Phần lớn thuốc có màu đỏ hay vị đắng sẽ quy nạp vào tạng tâm và tiểu trường (đều thuộc hành hỏa) như huyết giác, chu sa, thần sa… Để tăng sự quy kinh của thuốc vào tạng tâm có thể tẩm hoặc trích với các chất có màu đỏ. Ví dụ tẩm thần sa vào xương bồ để tăng trấn tâm của xương bồ. Hầu hết các thuốc có vị đắng đều vào tâm và tiểu tràng như táo nhân, lạc tiên… tác dụng vào tâm, hoàng liên, hoàng đằng… đi vào tiểu tràng.
- Phần lớn thuốc có màu vàng, vị ngọt quy nạp vào tạng tỳ, phủ vị (đều thuộc hành thổ) như cam thảo, hoàng kỳ, bạch truật… để tăng tác dụng và dẫn thuốc vào tỳ có thể sao vàng, sao cám cho thơm, hoặc trích mật ong, đường hay hồng thổ.
- Thuốc có màu trắng, vị cay thường quy vào kinh phế, đại tràng (đều thuộc hành kim) như tang bạch bì, cát cánh, đảng sâm, sinh khương, bạc hà… tác dụng vào phế hay can khương, sa nhân, quế nhục… tác dụng vào đại tràng với công năng ôn trung chỉ thống. Để tăng tác dụng vào phế người ta có thể tẩm trích với dịch sinh khương như cát cánh, đảng sâm…
- Một số thuốc có vị mặn, sắc đen có tác dụng vào thận, bàng quang (đều thuộc hành thủy) như huyền sâm, địa long… Để tăng tác dụng vào thận có thể trích với muối
27
ăn như cẩu tích, đỗ trọng, trạch tả… hoặc tạo màu đen bằng cách tẩm dịch đậu đen, sao sém cạnh, sao cháy như hà diệp, trắc bách diệp…
- Một số thuốc vị chua, màu xanh có tác dụng vào can, đởm (đều thuộc hành mộc) như ngưu tất, ngũ vị tử, sơn tra… Để tăng vị chua có thể trích giấm như nga truật, hương phụ… hoặc tạo màu xanh bằng cách trích mật bị như thiên nam tinh sau khi trích mật bị thành vị đởm tinh.
28