MỤC ĐÍCH VIỆC CHẾ BIẾN THUỐC THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 76 - 81)

Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra tiêu chí mang tính tiêu chuẩn thuốc cổ truyền: an toàn, hiệu lực và hợp lý. Tuy y học Phương đông chưa thành văn những tiêu chí này, nhưng qua hệ thống lý luận và giải pháp thực hiện thì chứng tỏ các thầy thuốc cổ truyền luôn quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc.

Mỗi vị thuốc có nhiều phương pháp chế khác nhau tùy thuộc vào mục đích trị bệnh khác nhau và kinh nghiệm khác nhau của thầy thuốc.

Chế biến thuốc nhằm các mục đích sau:

1. Tạo ra tác dụng trị bệnh mới

Bản thân mỗi vị thuốc sống đều có những đặc trưng (tính, vị, quy kinh), tác dụng của riêng nó. Qua chế biến, các vị thuốc sẽ bị thay đổi tính, vị dẫn đến tay đổi tác dụng. Chế biến theo phương pháp khác nhau sẽ tạo ra tác dụng khác nhau, thậm chí tạo ra tác dụng đối lập với tác dụng vốn có. Để làm thay dổi tính, vị, người ta thường chế với một số phụ liệu:

- Tăng tính ấm, giảm tính hàn và thuốc thì chế với dịch nước gừng, sa nhân, rượu. - Giảm tính nhiệt của vị thuốc thì chế với đồng tiện, dịch nước vo gạo.

76

Một số vật phẩm chỉ trở thành dược phẩm khi đã qua chế biến. Các vị thuốc sao cháy đều có tác dụng cầm máu (đen chỉ huyết).

Ví dụ:

Sinh địa có vị đắng, ngọt, tính lương: tác dụng thanh nhiệt lương huyết.

Chế Sinh địa thành thục địa có tính ơn, vị ngọt; tác dụng bổ âm, bổ huyết (do chưng với dịch nước gừng, sa nhân, rượu).

+ Bồ hồng sống có tác dụng hoạt huyết. Bồ hồng thán có tác dụng chỉ huyết.

+ Huyết dư (tóc người) khơng được coi là thuốc. Huyết dư thán có tác dụng chỉ huyết.

2. Tăng hiệu lực trị bệnh

Hầu hết, các vị thuốc khi chế biến thành thuốc đều có chung một mục đích: tăng hiệu lực điều trị. Một số giải pháp sau:

2.1. Ứng dụng học thuyết ngũ hành

Trong chế biến thuốc, học thuyết ngũ hành được vận dụng nhiều. Trên cơ sở quy nạp màu sắc, mùi vị theo các tạng phủ mà khi chế biến, người thầy thuốc chọn lựa phương pháp thích hợp: Chế biến vị thuốc có màu, vị tương ứng với màu, vị của các hành trong học thuyết để dẫn thuốc vào tạng phủ mong muốn.

- Tăng tác dụng kiện tỳ, chế vị thuốc có màu vàng (sao vàng hồi sơn, ý dĩ, bạch truật...), vị ngọt (trích mật hồng kỳ, bạch truật, đảng sân...), mùi thơm (bạch thuật sao cám gạo, sao vàng).

- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào thận, chế vị thuốc có màu đen (thán sao: hồ hồng, hịe hoa, ngải diệp... tẩm dịch nước đậu đen: hà thủ ơ đỏ...), vị mặn (trích muối: đỗ trọng, cẩu tích, trạch tả, phụ tử...).

- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào can, đởm thì chế vị thuốc với phụ liệu vị chua (hương phụ trích giấm).

- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào phế: chế vị thuốc với phụ liệu vị cay (trích gừng bán hạ, đảng sâm).

- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào tâm: chế vị thuốc với những phụ liệu có màu đỏ, vị đắng.

77

Chế vị thuốc với phụ liệu có tác dụng trị bệnh tương tự để hợp đồng tác dụng của nhau.

Ví dụ: Bán hạ trích dịch gừng tăng hiệu lực chống nơn.

Bán hạn trích cam thảo, bồ kết: tăng hiệu lực chỉ ho, long đờm. Hồng kỳ trích mật tăng tác dụng nhuận bổ phế, tỳ.

Bạch truật chế sữa tăng tác dụng bổ.

2.3. Chuyển hóa tác dụng theo chiều hướng tăng hiệu lực trị bệnh

Trong quá trình chế biến, nhiều yếu tố tham gia gây ảnh hưởng đến tác dụng vị thuốc: nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, phụ liệu... Các yếu tố này có thể gây ra tác dụng thuận hoặc nghịch. Qua thực tế, thầy thuốc đã lựa chọn được phương pháp chế biến theo chiều hướng tăng hiệu lực trị bệnh.

2.4. Tăng hàm lượng hoạt chất trong vị thuốc theo 2 cách

Chế biến sẽ làm giảm hoặc làm mất các thành phần hóa học (chất nhầy, pectin, lypid, protein...) cản trở sự khuyếch tán hoạt chất.

Chế biến làm giảm độ bền cơ học vị thuốc, vì thế làm tăng hiệu suất khuyếch tán hoạt chất, tăng hiệu lực trị bệnh.

Ví dụ: vỏ các loại sò: mẫu lệ, cửu khổng, trân châu mẫu... nung, tơi trong giấm. Chế biến có thể làm tăng hàm lượng một số hoạt chất do làm giảm khối lượng vị thuốc (giảm độ ẩm).

3. Giảm tác dụng khơng mong muốn - tăng độ an tồn của vị thuốc

3.1. Giảm độc tính của thuốc

Các vị thuốc được ghi là có độc thì đều được chế biến để làm giảm độ độc. Khái niệm độc theo y học cổ truyền chia thành 2 loại:

- Những vị thuốc độc có thể gây nguy hiểm cho người dùng: ngộ độc, thậm chí gây tử vong. Những vị thuốc này thường được xếp vào độc bảng A, bảng B, như phụ tử, mã tiền, hoàng nàn, ba đậu, thần sa, thường sơn.

- Một số vị thuốc có tác dụng quá mạnh, gây rối loạn chức năng cơ thể, như: một số vị thuốc trong nhóm thuốc trục thủy: cam toại, địa kích, khiên ngưu tử, thương lục... - Một số vị thuốc gây kích ứng gây: mẩn ngứa, phát ban như: bán hạ, nam tinh, dã vu...

78

Ví dụ: Ba đậu chế thành ba đậu sương, áp dụng phương pháp sao đen, nhiệt độ sao khoảng 190-2000C.

Mã tiền chế, thường sao vàng đậm, cháy cạnh, nhiệt độ sao khoảng 170-1900C. - Phương pháp thủy chế: sử dụng tác động của nước hay dịch phụ liệu có pH khác nhau gây tác động khác nhau.

Loại trừ chất độc: dùng phương pháp ngâm. Nhiều chất độc tan được trong dịch phụ liệu. Loại bỏ dịch ngâm có nghĩa là loại bỏ thành phần gây độc.

Ví dụ: Ngâm phụ tử trong dịch nước muối, alcaloid độc (nhóm diterpen) bị giảm, độc tính giảm.

Chuyển chất độc thành chất độc hoặc không độc. Trong điều kiện độ ẩm cao (ngâm, ủ...), một số thành phần gây độc bị chuyển hóa làm độc tính giảm.

Ví dụ: ngâm phụ tử trong dịch nước muối, aconitin bị thủy phân thành benzoyl aconin, aconin có độ độc giảm 500-2000 lần.

Ngâm bán hạ trong nước vôi, trong vị ngứa bị mất sau 72 giờ ngâm.

- Phương pháp thủy hỏa hợp chế: dùng phương pháp chưng, đồ, nấu (nhiệt độ khoảng 1000C trong mơi trường nước) thúc đẩy nhanh q trình giảm độc.

3.2. Giảm tác dụng không mong muốn khác

Một số vị thuốc có gây rối loạn một số chức năng chuyển hóa thơng thường: đầy bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, táo bón... Có thể chọn cách chế biến phù hợp thì hạn chế được tác dụng bất lợi đó. Mỗi vị thuốc có nhiều tác dụng khác nhau. Trong bệnh cảnh cụ thể thì tác dụng này được sử dụng trị bệnh, nhưng tác dụng kia có thể gây tác dụng bất lợi. Thầy thuốc có thể điều hịa vị thuốc bằng cách chế biến riêng, hoặc chọn cách chế biến phù hợp. Một số chất vơ cơ dễ tan thì bị loại trừ khi ngâm.

Ví dụ: Hà thủ ơ đỏ gây táo bón (do tanin) nhưng đại tiện nhiều (do antranoid). Chế biến bằng cách ngâm trong dịch nước vo gạo, cả hai tác dụng bất lợi đó đều giảm.

Thục địa gây đầy bụng, tiêu chảy khi dùng cho bệnh nhân tỳ dương hư. Hạn chế tác dụng bất lợi này bằng cách sao khô thục địa.

Bạch truật kiện tỳ táo thấp, dùng cho người âm hư nội nhiệt thì gây hao tổn tân dịch, vì thế bạch truật chế với dịch nước vo gạo (làm giảm tínhc hất khơ, táo của thuốc).

4. Ổn định tác dụng của thuốc

Một số vị thuốc dễ bị giảm tác dụng trong quá trình bảo quản, người ta chế biến nhằm bảo tồn tác dụng vốn có của nó. Trong dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy, nhất

79

là các dược liệu có chứa hoạt chất nhóm glycosid (Flavonoid, saponosid, antranoid, glycosid tim...) thì việc bảo tồn hoạt chất chính là bảo tồn hiệu lực trị bệnh.

Ví dụ: hịe hoa sao qua, sao vàng để hạn chế sự phân hủy rutin.

5. Bảo quản thuốc

Thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật. Mơi trường nóng, ẩm thuận lợi cho việc hút ẩm gây nấm mốc, sâu mọt. Nóng, ẩm cịn là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, enzym hoạt động làm hỏng hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Mặt khác, trong mỗi vị thuốc có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau. Một số thành phần có tác dụng trị bệnh. Một số thành phần khác lại tạo môi trường thuận lợi để phát triển nấm mốc, sâu mọt như: chất lipid, protid, glucid, đường (glucose, fructose...), acid amin, chất nhầy, pectin. Q trình chế biến có thể làm giảm hoặc mất ảnh hưởng của các thành phần này, vì thế thời gian bảo quản kéo dài hơn. Pectin, chất nhầy, một số protein (albumin) bị đơng vón khi nhiệt chế (sao, nấu) hoặc chế với rượu. Acid amin, đường bị loại một phần khi ngâm trong dịch nước. Đường bị caramen hóa khi sao ở nhiệt độ cao (sao vàng, sao đen) tạo thành chất bảo vệ.

Chế biến thuốc có ý nghĩa sau: - Giảm độ ẩm, vị thuốc khô và thơm.

- Thay đổi tính chất một số thành phần hóa học dễ gây nấm mốc. - Diệt men gây phân hủy hoạt chất.

- Tạo thành chất bảo vệ cho vị thuốc.

6. Làm sạch thuốc

Loại trừ tạp chất cơ học khi thu hoạch.

Loại trừ bộ phận không dùng làm thuốc, thu đúng bộ phận dùng làm thuốc. Ví dụ: hạnh nhân: bỏ vỏ; tang bạch bì: cao bỏ vỏ; kim anh tử: bỏ hạt...

Tinh chế thuốc: một số vị thuốc là khống vật có tính chất thăng hoa như: lưu huỳnh, thủy ngân, thạch tín... có thể dùng phương pháp chế sương (nung kín) để thu lấy hoạt chất tinh khiết, loại bỏ tạp chất (các chất vơ cơ khác khơng có tính chất thăng hoa).

7. Thay đổi dạng dùng

Một số vị thuốc sống chỉ được dùng ngoài, sản phẩm chế được dùng trong như: Phụ tử, mã tiền, hoàng nàn, bán hạ, nam tinh...

Một số nguyên liệu chỉ được dùng làm thuốc sau khi chế biến, như: một số vỏ sò (mẫu lệ, cửu khổng...), thường được chế dạng bột.

80

Phân chia vị thuốc đến kích thước thích hợp thuận tiện cho sử dụng, phù hợp với thói quen sử dụng của người bệnh. Các vị thuốc từ thảo mộc thường chế dạng thuốc phiến. Một số ít được chế dạng bột (mã tiền chế).

Việc phân chia vị thuốc còn mang ý nghĩa thương phẩm.

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)