Tiêu chuẩn chế phẩm

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 104 - 109)

III. MỘT SỐ PHỤ LIỆU ĐƯỢC DÙNG CHẾ BIẾN THUỐC

5. Tiêu chuẩn chế phẩm

104

- Diester alcaloid không vượt quá 0,15% quy theo aconitin.

6. Bảo quản

Phụ tử chế cho vào lọ kín, để nơi khơ ráo, định kỳ kiểm tra độ ẩm.

MÃ TIỀN Semen strychni Semen strychni

Vị thuốc mã tiền là hạt của quả cây mã tiền Strychnosnux vomiuca. Họ Mã tiền

Loganiaceae.

Hiện nay, ngoài ta dùng hạt của nhiều cây thuộc chi Strychnos nên cần thận trong khi thu mua.

1. Chế biến sơ bộ

Thu hái quả già, bổ ra lấy hạt, bỏ hạt lép, hạt non. Phơi nắng hoặc sấy nhẹ ở 50- 600C đến khi khơ hồn tồn.

Độ ẩm không quá 12%.

2. Chế biến cổ truyền

2.1. Mục đích

Giảm độc tính của vị thuốc: Mã tiền có độ tính mạnh do strychnin. Chế biến nhằm giảm độc tính, phân hủy strychnin thành chất dộc tính thấp. Phương pháp làm giảm độc. - Sử dụng sự tác động của nhiệt độ cao khoảng 200-2500C (sao cách cát hoặc rán trong dầu thực vật).

- Sử dụng dầu thực vật là dung mơi có độc phân cực thấp, có thể hịa tan alcaloid dạng base.

- Sử dụng phụ liệu có tác động làm giảm dộc tính như: cam thảo, đậu đen, đậu xanh...

- Loại bỏ cây mầm (phần có chứa lượng alcaloid cao).

Chuyển dạng sử dụng: mã tiền sống chỉ được dùng ngoài. Mã tiền chế được dùng trong.

2.2. Phương pháp chế biến

Chế biến dựa theo kinh nghiệm Một số phương pháp chế biến sau: 2.2.1. Sao cách cát

Ngâm hạt mã tiền trong nước lạnh 36-48 giờ cho mềm. Luộc sôi, cạo bỏ vỏ, cắt bỏ cây mầm.

105

Sấy khô kiệt ở nhiệt độ 60-700C

Sao: Sao cát cho nóng già (khoảng 1000C). Cho hạt mã tiền vào đảo đều, nhanh đến khi mảnh hạt hơi phồng lên, có màu vàng cánh gián (vàng đậm) đều từ trong lịng hạt thì lấy ra, sàng bỏ cát, sát lại cho sạch. Nhiệt độ cát khoảng 200-2500C.

Tiêu chuẩn thành phẩm: màu vàng đậm, vị đắng nhẹ. 2.2.2. Rán với dầu thực vật

Dầu thường dùng là dầu lạc hoặc dầu vừng theo tỷ lệ 1kg dược liệu với 500-1000ml dầu.

- Ngâm hạt mã tiền trong nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần. - Rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt bỏ cây mầm, rửa lại.

- Sấy khô kiệt ở 60-700C.

- Rán: đun sôi dầu, cho hạt mã tiền vào đun trực tiếp đến khi hạt nổi lưng chừng có màu vàng cánh gián (vàng đậm) thì vớt ra. Để nguội, lau sạch dầu bằng giấy bản.

Tiêu chuẩn thành phầm: màu vàng cánh gián đậm, vị đắng nhẹ.

Ngoài ra, người ta còn chế với đậu đen, đậu xanh hoặc dịch nước cam thảo... Chú ý: khi dùng thì tán thành bột mịn.

3. Sự biến đổi thành phần hóa học

3.1. Thành phần hóa học

Hạt mã tiền chứa chủ yếu là alcaloid, ít nhất là 1,2% tính theo strychnin. Ngồi ra cịn có brucin và một số chất khác như loganin.

Các bộ phận khác nhau của hạt mã tiền có hàm lượng alcaloid khác nhau: vỏ hạt chứa 0,75%; nội nhũ chứa 1,5%, cây mầm chứa 6,2% alcaloid tính theo strychnin.

3.2. Sự biến đổi thành phần hóa học

So sánh mẫu chế biến với mẫu sống thấy alcaloid toàn phần giảm 18-23% so với mẫu sống. Strychnin giảm 20-67% so với mẫu sống.

Thành phần của các phương pháp chế biến khác nhau có hàm lượng alcaloid và strychnin khác nhau: Strychnin ở bột mã tiền sống là 2,95%; ở mẫu sao cách cát là 2,42% và ở mẫu tẩm dầu vừng là 2,30% (Phạm Gia Huệ và CS).

- Qua từng giai đoạn chế biến thì hàm lượng alcaloid và strychnin giảm dần. - Thời gian càng dài thì alcaloid và strychnin giảm càng mạnh. Sao cát ở nhiệt độ 240-2500C trong 100 phút thì alcaloid tồn phần và 2,78% trong 300 phút là 0,97%.

106

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc (Bao Chang Cai, Masao Hattori và Toneo Nam Ba) thì trong khoảng nhiệt độ 220-2600C, một số alcaloid chính có hàm lượng giảm dần và một số alcaloid khác lại tăng dần. Sự biến đổi alcaloid được ghi lại ở bảng sau:

STT Alcaloid Hàm lượng (%) alcaloid ở nhiệt độ khác nhau Sống 2200 2400 2600 1 Strychnin 1,670 1,550 1,420 0,585 2 Strychnin N-oxyd 0,063 0,089 0,102 0,138 3 Iso strychnin 0,008 0,022 0,027 0,057 4 Brucin 1,317 1,138 0,898 0,463 5 Brucin-N.oxyd 1,028 0,049 0,050 0,115 6 Iso brucin 0,004 0,005 0,013 0,025

4. Sự biến đổi tác dụng sinh học

Tác dụng trị bệnh của hạt mã tiền chủ yếu do strychnin. Strychnin có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi, gây co mạch máu ngoại, tăng huyết áp, tăng tiết dịch vị dạ dày. Hạt mã tiền có độc tính mạnh do strychnin gây ra.

- Độc tính

+ Độc tính của mẫu chế biến giảm rõ rệt với mẫu sống.

+ Độc tính của các mẫu chế biến còn phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Chế khác nhau thì sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc được giảm dần theo thứ tự các mẫu; sống, sao với cát, rán dầu vừng, rán dầu lạc.

- Tác dụng trên biên độ co bóp tim ếch cơ lập (thử ở nồng độ 3%) giảm dần theo thứ tự các mẫu sống, sao với cát, rán dầu lạc, rán dầu vừng.

- Liều dùng trong của mã tiền chế tối đa là 0,4g/1 lần; 1,00g/24 giờ. - Dạng dùng: dạng sống chỉ dùng ngoài. Dạng chế dùng trong.

5. Bảo quản

Mã tiền chế được tán thành bột mịn, đóng gói, để nơi khơ mát. Chú ý:

Mã tiền chế chỉ được dùng dưới dạng thuốc viên (phối hợp với các vị thuốc khác). Không được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

107

Chú ý: trên thị trường còn lưu hành hạt của nhiều cây khác thuộc chi strychnos mang tên mã tiền; hàm lượng alcaloid và strychnin rất khác nhau nên độc tính rất khác nhau. Cần thận trọng khi thu mua làm thuốc.

HOÀNG NÀN

Cortex strychni wallichianae

Hoàng nàn là vỏ thân hay vỏ cành đã chế biến khơ của cây hồng nàn Strychnos

wallichiana. Strud ex DC. Họ mã tiền Logganiaceae.

1. Chế biến sơ bộ

Thu hoạch vỏ cây hay vỏ cành, phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô kiệt.

Vị thuốc là mảnh vỏ to nhỏ không đều nhau, cuộn tròn hay cong lòng máng, dài 5- 12cm, rộng 2-4cm, dày khoảng 0,1-0,2cm. Mặt ngồi có nhiều nốt sần sùi màu nâu hay đỏ nâu, mặt trong màu đen, vị rất đắng. Độ ẩm khơng q 12%. Alcaloid tồn phần ít nhất là 2,5%.

2. Chế biến cổ truyền

2.1. Mục đích

Hồng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh. Chế biến nhằm:

- Giảm độc tính của thuốc. Tác dụng gây độc do strychnin. Làm giảm hàm lượng strychnin theo phương pháp loại trừ. Ngâm vị thuốc trong nước vo gạo, alcaloid và strychnin tan trong dịch ngâm, loại bỏ dịch ngâm.

- Chuyển dạng dùng: hoàng nàn sống chỉ được dùng ngoài. Hoàng nàn chế được dùng trong.

2.2. Phương pháp chế biến

Phương pháp (Dược điển Việt Nam)...

- Ngâm: ngâm vị thuốc trong nước 12-24 giờ, cạo bỏ vỏ ngoài. Ngâm tiếp trong nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần, vớt ra, rửa sạch.

- Phơi hay sấy nhẹ đến khi khô kiệt.

- Tẩm với dầu lạc hoặc dầu vừng rồi sao qua hoặc sao vàng, tán thành bột mịn. Tiêu chuẩn thành phẩm: vị đắng rõ, màu vàng đậm.

3. Sự biến đổi thành phần hóa học

Hàm lượng alcaloid tồn phần của hồng nàn chế giảm nhiều so với hoàng nàn sống. Hoàng nàn sống chứa 6,28% alcaloid toàn phần, hoàng nàn chế chứa 2,73%.

108

Độc tính: sau khi chế biến độc tính giảm rõ rệt.

Hoàng nàn chế được dùng trong trị chứng đau thần kinh ngoại biên, đau cơ, đau khớp xương, liệt mềm, nhược cơ. Liều tối đa 0,10g/ lần; 0,40g/24 giờ.

Dạng dùng: dạng sống chỉ dùng ngoài, dạng chế dùng trong.

5. Bảo quản

Tán thành bột mịn, đóng gói để nơi khơ mát.

Chú ý: bột hồng nàn chế chỉ dùng dưới dạng thuốc viên phối hợp với các vị thuốc khác. Không được dùng dưới dạng thuốc sắc, bột.

SINH ĐỊA, THỤC ĐỊA Radix rehmanniae Radix rehmanniae

Sinh địa (can địa hoàng), thục địa là những vị thuốc được chế biến từ rễ củ cây địa hồng Rhemannia glutinosa (Gayne...) Libosch. Họ hoa mõm sói Scrophulariaceae.

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)