NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN NGOÀI (NGOẠI NHÂN)

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 45 - 50)

(1) Là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất thường.

Có 6 thứ khí (lục khí): Phong-Hàn-Thử-Thấp-Táo-Hỏa, khi thời tiết bất thường, thái quá hay bất cập thì gây ra bệnh tật. Khi trở thành nguyên nhân gây bệnh thì các khi này gọi là lục tà (lục dâm).

Mùa xn thì nhiều phong khí. Mùa hạ nhiều thử khí.

Mùa trưởng hạ nhiều thấp khí. Mùa thu nhiều táo khí.

Mùa đơng nhiều hàn khí.

Riêng Hỏa khí có thể coi là một loại khí của mùa hạ do là mức thể hiện cao hơn Thử, cũng có thể coi là một triệu chứng sốt cao do nhiệt gây ra, mà chứng sốt thì mùa nào cũng có nên Hỏa có thể khơng phải khí đại diện của mùa nào cả.

(2) Bệnh do lục dâm gây ra gồm có 6 chứng, trong đó:

- Phong chứng, Hỏa chứng, Thử chứng, Táo chứng thuộc dương bệnh (dương chứng). - Hàn chứng, Thấp chứng thuộc âm bệnh (âm chứng)

(3) Sáu thứ khí hay phối hợp với nhau, mà Phong hay xuất hiện hơn cả, làm bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…

1. Phong chứng

45

1.1. Ngoại phong

- Là dương tà, chủ khí về mùa Xuân, hay gặp nhất (phong dẫn đầu trăm bệnh). Phong hay phối hợp với các khí khác thành phong hàn, phong thấp, phong nhiệt.

- Hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên cơ thể và phần ngồi cơ thể (phần biểu). Làm ra mồ hơi (bì phu khai tiết), sợ gió, mạch phù, hay gây hắt hơi, sổ mũi, mẩn ngứa, co giật...

- Phong hay di động và biến hoá nên lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác, hoặc gây ngứa nhiều chỗ (cịn gọi là phong động), biến hố bệnh nặng-nhẹ, mau lẹ.

- Kết hợp với các ngoại tà khác gây các chứng:

+ Phong hàn:

- Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ gió, sợ lạnh, mạch phù. - Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh.

- Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh + Phong nhiệt:

- Cảm mạo có sốt, viêm đường hơ hấp trên, giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm. - Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng.

- Viêm khớp cấp. + Phong thấp:

- Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp. - Đau các dây thần kinh ngoại biên.

Ø Điều trị Ngoại phong:

Những ngày đầu khi phong tà vừa xâm nhập vào cơ thể, cơ thể thấy đau đầu, phát sốt, ớn lạnh… thì lúc này nên giải biểu để phát tán, tránh để lâu tà khí nhập vào dinh lý thì phát tán khơng cịn hiệu quả nữa.

Phát tán phong hàn: dùng thuốc tân ôn giải biểu. Phát tán phong nhiệt: dùng thuốc tân lương giải biếu. Phát tán phong thấp: dùng thuốc trừ phong thấp.

Chữa ngoại phong tà cần phải phát tán, đồng thời phải bổ chính khí (chính khí suy thì tà khí xâm nhập). Nên thường kết hợp thuốc phát tán phong tà kết hợp với thuốc bổ dưỡng (Sâm Bố Chính, Hồi Sơn,..)

46

Bệnh phong do trong cơ thể phát ra. Ví dụ: nhiệt cực sinh phong (sốt cao gây co giật), can phong nội động (can khí thực kích động đến cân gây động kinh, co giật); Huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây phong ngứa, dị ứng nội sinh.

Ø Điều trị Nội phong:

+ Can phong nội động: trấn kinh an thần kiêm thư cân hoạt lạc để bình can tiềm dương.

+ Huyết hư sinh phong: Bổ huyết «Trị phong tiên trị huyết».

+ Huyết trệ sinh phong: Hành huyết «Huyết hành phong tự diệt» dùng kèm Hành khí «Khí hành huyết hành».

2. Hàn chứng

2.1. Ngoại hàn

- Là âm tà, thường làm tổn hại đến dương khí, chủ khí về mùa Đơng.

- Hàn gây ngưng trệ co cứng, mồ hôi không ra được; Hàn gây đau tại chỗ (do huyết ứ, khí tắc), điểm đau cố định, chườm nóng thì hết đau.

- Người bệnh sợ lạnh, thích ấm.

- Kết hợp với các ngoại tà khác gây các chứng: + Phong hàn:

- Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ gió, sợ lạnh, mạch phù. - Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh.

- Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh + Hàn thấp: như ỉa chảy, đầy bụng do lạnh.

Ø Điều trị Ngoại hàn: dùng thuốc vị cay tính ơn nhiệt.

2.2. Nội hàn

Nguyên nhân chính do nội tạng thiếu dương khí. Ví dụ: tâm dương hư biểu hiện chân tay lạnh, sợ gió; thận hư biểu hiện đau lưng mỏi gối.

Ø Điều trị Nội hàn: Thuốc bổ dương.

3. Thử chứng

3.1. Đặc điểm của thử

- Là nắng, là dương tà, chủ khí về mùa hạ, thường làm tổn thương đến tân dịch. - Hay gây sốt cao, vật vã, khát nước, mạch hồng, gây ra mồ hôi nhiều.

- Trường hợp nhẹ gọi là thương thử như say nắng, say nóng.

47

- Kết hợp với các loại tà khác gây các chứng:

+ Thử nhiệt: là những bệnh sốt cao về mùa hè, vật vã khát nước, ra mồ hôi nhiều. + Thử thấp: gặp rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy mùa hè, lỵ nhiễm khuẩn.

3.2. Thuốc trừ thử

- Thuốc có vị đắng tính bình hoặc lương, đa phần là sinh tân chỉ khát; ví dụ: thanh nhiệt giải thử (rễ sắn dây tươi, rau má, lá sen tươi,…)

- Thuốc thanh nhiệt tả hỏa kiêm hóa đờm thanh nhiệt lương huyết.

4. Thấp chứng 4.1. Ngoại thấp 4.1. Ngoại thấp

- Là âm tà, là chứng ẩm thấp, là chủ khí của mùa trưởng hạ.

- Nguyên nhân gây thấp ngoại thường do làm việc sinh sống trong môi trường ẩm thấp gây ra. Khí thấp thường gây bệnh ở các bộ phận phía dưới của cơ thể gây đau nhức, sưng phù, tê bì; nếu khí thấp phạm vào phần trên thì đầu có cảm giác nặng, chảy nhiều nước mắt.

- Bệnh gây cảm giác nặng nề, cử động khó khăn (thấp khớp)

- Hay bài tiết các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt, dính.

- Kết hợp các loại tà khác gây các chứng: + Phong thấp:

- Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp. - Đau các dây thần kinh ngoại biên. + Hàn thấp: như ỉa chảy, đầy bụng do lạnh.

+ Thấp nhiệt: gây bệnh viêm nhiễm ở đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, khớp, bệnh ngoài da.

+ Thấp chẩn: bệnh chàm.

Ø Điều trị Ngoại thấp

Dùng các thuốc hóa thấp, lợi thấp, trừ thấp. Khi thấp đi kèm với các khí khác phải kết hợp với các nhóm thuốc khác như thuốc trừ phong thấp…

4.2. Nội thấp

Nguyên nhân chính của nội thấp chủ yếu là do tỳ hư khơng vận hóa được thủy thấp.

Ø Điều trị Nội thấp: kiện tỳ

48

5.1. Ngoại táo

- Là sự khơ ráo, là dương tà, là chủ khí mùa thu, tương ứng với khí của phế, gây tổn thương chức năng tạng Phế: mũi, miệng, họng khô, da nứt nẻ, ho khan.

- Các chứng bệnh hay xuất hiện do táo:

+ Ôn táo: Những bệnh sốt cao về mùa Thu như sốt xuất huyết, viêm não...

+ Lương táo: là những trường hợp cảm mạo về mùa Thu, sốt, sợ lạnh, đau đầu, khơng có mồ hơi, họng khơ.

5.2. Nội táo

Nguyên nhân chính là tân dịch, khí huyết giảm sút gây ra bệnh.Ví dụ uống nhiều thuốc có tính cay nóng hoặc lợi tiểu…có thể gây táo, ăn uống kém.

5.3. Thuốc trừ táo

Sử dụng thuốc tả hạ, nhuận hạ, sinh tân chỉ khát, thuốc thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, thuốc bổ âm.

6. Hoả (nhiệt) 6.1. Ngoại hỏa 6.1. Ngoại hỏa

- Hoả là mức cao của nhiệt, có liên quan đến thử, là dương tà, chủ khí mùa Hạ. Nắng và nóng là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng hỏa. Khi mắc chứng hỏa thì tạng phủ tân dịch khí huyết trong cơ thể bị thiêu đốt, cơ thể sốt cao, phát cuồng, hôn mê.

- Các ngoại tà khác như phong, hàn, thử, thấp, táo khi vào cơ thể đều có khả năng chuyển hố thành hoả.

6.2. Nội hỏa (Chứng hư nhiệt):

Âm hư nội nhiệt: Do âm hư không kiềm giữ được hoả để hoả bốc lên. Biểu hiện:

- Sốt không cao thường về chiều và đêm (triều nhiệt)

- Lịng bàn chân nóng, lịng bàn tay nóng, ngực nóng (ngũ tâm phiền nhiệt) - Gây bứt rứt, cồn cào, khát nước, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo

- Mơi đỏ, gị má đỏ, mạch nhanh nhỏ

- Ra mồ hôi trộm, đau nhức trong xương (cốt chưng) - Ho khan, họng khô.

6.3. Thuốc trừ hỏa:

Thuốc thanh nhiệt (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giải độc, …), thuốc sinh tân chỉ khát.

49

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)