III. MỘT SỐ PHỤ LIỆU ĐƯỢC DÙNG CHẾ BIẾN THUỐC
2. Chế biến cổ truyền
2.1. Mục đích
Phụ tử là vị thuốc độc. Liều dùng rất gần liều độc nên độ an toàn thấp. Vì vậy, nhất thiết phải chế biến để an tồn khi dùng trong.
- Giảm độc tính của phụ tử: Thành phần gây độc là alcaloid diester; hypaconitin aconitin. Chế biến làm giảm lượng diester theo cách sau:
+ Ngâm: để loại trừ diester theo cơ chế hòa tan. Ngâm phụ tử trong nước sẽ thủy phân aconitin thành benzoylaconin, aconin có độc tính bằng 1/1000-1/2000 so với aconitin.
+ Nấu: nấu phụ tử với nước hay dịch phụ liệu. Trong điều kiện này, aconitin bị thủy phân nhanh hơn; ở 1000C aconitin bị phân hủy nhanh thành benzoylaconin; aconin. + Sử dụng một số phụ liệu như cam thảo, đậu đen, đậu xanh, phòng phong. Đánh giá sơ bộ về độ độc; dựa vào mức độ tê khi nấu. Aconitin có vị cay tê mạnh; vị cay tê giảm có nghĩa là lượng aconitin giảm.
- Tăng tác dụng bổ hỏa, bổ thận: Chế với muối NaCl, tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận, để bảo quản tốt hơn.
101
+ Tác dụng bổ hỏa của phụ tử là tác dụng bổ tâm hỏa (quân hỏa) và thận hỏa (tướng hỏa). Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng, tác dụng bổ hỏa có liên quan đến tác dụng cường tim, điều hòa nội tiết tố tủy thượng thận hệ adrenecgic.
+ Tác dụng cường tim của phụ tử do 3 thành phần:
Aconitin có tác dụng mạnh nhưng liều tác dụng gần liều độc nên nguy hiểm khi dùng. Trong quá trình chế biến thì hàm lượng aconitin giảm nhiều.
Hygenamin: là chất có tác dụng cường tim ngay ở liều 1/20000-1/10000. Hygenamin bền vững ở nhiệt độ 1150C trong thời gian 40 phút vẫn tồn tại Hygenamin, hiệu lực cường tim giảm hai lần, nhưng độc tính LD50 giảm 200 lần.
Ion calci trong thành phần của acid calciphospho aconitic có tác dụng hiệp đồng với Hygenamin và aconitin, tăng tác dụng cường tim.
- Chuyển dạng dùng: phụ tử sống chỉ được dùng ngoài dưới dạng rượu thuốc, cồn thuốc. Thành phẩm chế biến được dùng dưới dạng thuốc thang, bột, hoàn...
2.2. Một số phương pháp chế biến
Một số phương pháp chế biến của Trung Quốc: dùng củ tươi chế biến các dạng sau:
2.2.1. Chế biến diêm phụ (phụ tử muối, sinh phụ tử) - Chọn củ loại to, cắt bỏ rễ con, rửa sạch
- Ngâm cho vào vại sành, ngâm phụ tử với hỗn hợp muối theo công thức: Phụ tử 100kg
MgCl2 40kg
Muối NaCl 30kg Nước 60 lít
Ngâm 10 ngày
- Phơi: vớt phụ tử ra phơi; cứ ngày phơi, đêm ngâm 5-10 lần cho đến khi có lớp muối kết tinh trắng bám bên ngồi, dịch ngâm thấm đều tồn bộ củ thì mang phơi tiếp tục đến khi khơ kiệt là được.
Tiêu chuẩn thành phẩm: củ to đồng đều, mặt ngồi có lớp muối kết tinh trắng, vỏ màu nâu đen; vị mặn, còn vị tê nhẹ.
Diêm phụ khi dùng trong, cần phải qua chế biến tiếp đến khi hết vị tê. 2.2.2. Chế biến bạch phụ phiến
102
- Ngâm: ngâm phụ tử với hỗn hợp muối theo công thức. Phụ tử 100kg
MgCl2 40kg Nước 30 lít
Ngâm 3-5 ngày, vớt ra, rửa sạch.
- Luộc: luộc với nước đến khi chín hồn tồn, bóc vỏ đen, thái phiến dọc củ dày 2-3mm.
- Rửa: ngâm, rửa phiến phụ tử bằng nước đến khi hết vị tê (khoảng 10 giờ). - Đồ, hấp chín khoảng 30 phút.
- Phơi hoặc sấy đến khô kiệt. - Sấy diêm sinh
Tiêu chuẩn thành phẩm: phiến mỏng, khơ cứng, trắng trong, khơng có vỏ màu đen, khơng cịn vị tê.
Cứ 360kg phụ tử tươi, có thể chế được 100kg bạch phụ phiến. 2.2.3. Chế biến hắc phụ phiến
- Chọn củ loại trung bình, cắt bỏ rễ con, rửa sạch
- Ngâm: phụ tử được ngâm với hỗn hợp muối theo công thức Phụ tử 100kg
MgCl2 40kg Nước 30 lít
Ngâm 3-5 ngày vớt ra
- Đun sơi 30-50 phút, thái phiến dọc củ dày 2-3mm.
- Ngâm tiếp tục vào hỗn hợp dịch ở trên 3-4 ngày. Vớt ra rửa sạch, phơi khô. - Tẩm dầu hạt cải, dịch nước đường đỏ đến khi thấm đều vào phiến.
- Sao đến khi có màu đen hoặc nâu đen. - Rửa bằng nước đến khi hết vị tê. - Phơi sấy đến khô kiệt.
Tiêu chuẩn thành phẩm: phiến mỏng, khô cứng, màu nâu hồng, bên mép phiến có máu đen (di tích của vỏ củ), khơng cịn vị tê.
Cứ 320kg phụ tử tươi có thể chế biến được 100kg hắc phụ phiến. 2.2.4. Một số phương pháp chế biến theo kinh nghiệm
103
Theo Hải Thượng Lãn Ông: phụ tử được gọt bỏ vỏ đen, cắt bỏ rễ, cắt củ thành 4 phần. Nấu phụ tử với nước phòng phong, cam thảo, đậu đen đến khi cạn nước, miếng phụ tử chín kỹ, cịn ít vị tê thì mang phơi sấy đến khơ kiệt.
Chế với đồng tiện, dịch nước phèn chua, dịch nước bồ kết, cam thảo.