Tâm chủ huyết mạch và biểu hiện ra ở mặt

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 30)

IV. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO ĐÔNG DƯỢC 1 Thuốc mang tính chất tương sinh

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG Mục tiêu:

1.1. Tâm chủ huyết mạch và biểu hiện ra ở mặt

Trước hết phải nói đến quan hệ mật thiệt giữa tâm và huyết mạch. Tâm làm đầy chắc huyết mạch. Mạch là đường dẫn huyết phân bố khắp cơ thể. Huyết có tác dụng dinh dưỡng tồn thân. Tâm và mạch đóng vai trị tuần hồn huyết dịch, thơng qua đó huyết được lưu thơng trong tam tiêu. Như vậy, tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch ni dưỡng cơ thể. Nếu tâm khí đầy đủ, huyết dịch vận hành khơng ngừng, tồn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện trên nét mặt hồng hào, sáng sủa, tươi nhuận.

Chức năng này có thể liên quan đến các loại thuốc hành huyết, hành khí, bổ huyết, bổ âm.

1.2. Tâm chủ thần chí - Tâm tàng thần

Thần chí là biểu hiện tổng hợp của mọi hoạt động về tinh thần, trí tuệ, ý thức của con người. Thần là biểu hiện tư duy, sinh lí của võ não. Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt động tinh thần, mà tâm lại chủ về huyết nên tâm cũng chủ về thần chí. Tâm là nơi cư trú của thần vì vậy nói “Tâm tàng thần”.

Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo, thông minh, hoạt bát. Ngược lại, nếu tâm khơng tàng được thần thì xuất hiện các chứng hay quên, tư duy kém, mất ngủ và mệt mỏi. Tâm huyết bất túc (tâm huyết khơng đầy đủ) thì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tinh thần. Khiếu mắt là biểu hiện của thần. Thần chí tốt, mắt trong sáng tính tường, nhanh nhẹn; thần chí kém mắt lờ đờ chậm chạp. Nhìn mắt của bệnh nhân có thể tiên lượng được khả năng tiến thối của bệnh vì biết được thần chí của họ diễn biến thế nào.

Những loại thuốc liên quan đến chức năng tàng thần của tâm như thuốc trấn tâm an thần, gây ngủ, bổ huyết, bổ âm, thuốc khai khiếu tỉnh thần.

Tâm huyết nhiệt thì có thể thấy mê sảng, hôn mê…

Một phần của tài liệu Giao trinh DCT 2022 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)