Hình thức giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 89 - 93)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

3.1. Nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật

3.1.3. Hình thức giáo dục pháp luật

Hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam là tập hợp các mơ hình tổ chức triển khai thực hiện, những cách làm đa dạng khác nhau; thơng qua đó, chủ thể giáo dục pháp luật chuyển giao các nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân; hƣớng tới đạt đƣợc mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật cho đối tƣợng này “có thể tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục

công dân cho phạm nhân bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, với khả năng của giáo viên và nhận thức của phạm nhân. Hình thức chủ yếu là tổ chức thành các lớp học (giáo viên lên lớp hướng dẫn bài giảng, quản giáo tổ chức thảo luận theo đội, tổ). Việc phổ biến tài liệu, hướng dẫn nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân có thể thực hiện thơng qua các hệ thống phát thanh, truyền hình cáp nội bộ, băng, đĩa video và các hình thức phù hợp khác [9, tr.503].

Từ các quy định pháp luật nêu trên, có thể chỉ ra những hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở nƣớc ta hiện nay, bao gồm:

Hình thức tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường: Hình

thức này đƣợc giáo dục theo chƣơng trình giáo dục chuyên đề cho toàn trại hoặc một số đội, ở một địa điểm nào đó trong trại nhƣ Hội trƣờng, tập trung ngồi trời (sân trại).

Bảng 3.4. Giáo dục chung cho phạm nhân

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục Trại giam Nam Hà năm 2010, năm 2012, năm 2013

STT Năm Số lƣợt phạm nhân

Cán bộ giáo dục

Ban Giám thị trực tiếp giáo dục phạm nhân Cán bộ giáo dục trực tiếp giáo dục phạm nhân 1 2010 54.297 24.848 29.449 2 2012 132.327 21.776 110.551 3 2013 151.582 28.275 123.307

Hình thức giáo dục tập trung đƣợc tiến hành để tuyên truyền giáo dục phạm nhân tham gia tìm hiểu pháp luật, học tập đƣờng lối, chính sách, học tập nội dung, kết quả sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc.

Bảng 3.5. Tham gia chương trình tìm hiểu pháp luật (%)

TT Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng 1 Học tập pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật 57,3 30,4 9,3 3,0 100,0 2 Tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp

luật chung do nhà nƣớc tổ chức cho toàn dân

37,3 34,5 15,0 13,2 100,0

3 Tham gia rèn luyện đạo đức, nếp

sống kỷ luật, trật tự, văn minh 72,9 23,5 1,1 2,5 100,0 4 Học tập đƣờng lối, chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc 47,9 40,5 3,7 7,9 100,0

5 Nghe phổ biến các sự kiện trọng

đại của đất nƣớc 34,0 43,8 12,1 10,1 100,0 6 Học tập, tuyên truyền kết quả, sự

nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc 35,6 39,7 13,5 11,2 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Ƣu điểm của hình thức tổ chức này là tập trung đơng phạm nhân tham gia, nhƣợc điểm của hình thức này là do phạm nhân đông nên không quán xuyến đƣợc. Do đó, sự tham gia các chƣơng trình này khác nhau: 35,6% phạm nhân thƣờng xuyên tham gia học tập, tuyên truyền kết quả sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc; 34,0% phạm nhân thƣờng xuyên tham gia nghe phổ biến, học tập các sự kiện trọng đại của đất nƣớc. Do chƣa có sự phân loại phạm nhân khi tiến hành tham gia giáo dục chung dẫn đến sự tham gia khác nhau giữa các nhóm tội phạm. Chủ thể của giáo dục hình thức này là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giáo viên đƣợc phân công trực tiếp lên lớp giảng bài cho phạm nhân theo từng chủ đề pháp luật trong chƣơng trình; cán bộ tổ chức và

hƣớng dẫn phạm nhân thực hiện hoạt động thảo luận các nội dung bài học theo đội, tổ.

Hình thức giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng phạm nhân: Đối với hình thức này, lãnh đạo, chỉ huy hoặc cán bộ giáo dục

gặp gỡ riêng những phạm nhân cá biệt nhằm răn đe, uốn nắn, khi những phạm nhân này có nhận thức, hành vi lệch lạc; giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặc cảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt trại giam; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho phạm nhân hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề mà phạm nhân đang gặp phải.

Biểu đồ 3.1. Hình thức giáo dục pháp luật cá biệt (lượt phạm nhân)

1824 1763 1138 584 0 500 1000 1500 2000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục Trại giam Nam Hà từ năm 2010 đến năm 2013

Nhìn số liệu trên cho thấy hình thức giáo dục cá biệt đối với phạm nhân ngày càng giảm. Năm 2010 trại giam phải giáo dục cá biệt 1.824 lƣợt phạm nhân đến năm 2013 còn 584 lƣợt phạm nhân trong khi số lƣợng phạm nhân chấp hành án tại Trại giam Nam Hà khơng đổi. Điều đó cho thấy hiệu quả cơng tác giáo dục đối với phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà.

Trong quá trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân không chỉ nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật mà thời gian là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả giáo dục pháp luật. Theo quy định thời gian tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân vào các ngày làm việc trong tuần hoặc ngày thứ 7, mỗi tuần học 2 (hai) buổi, mỗi buổi học 5 tiết [5].

Biểu đồ 3.2. Thời gian giáo dục cho phạm nhân

46.6% 32.9% 3.8% 12.6% 24.1% các ngày làm việc trong tuần thứ 7

1 tuần 1 buổi, mỗi buổi 5 tiết

tuần học 2 buổi

không học

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Theo kết quả khảo sát thời gian tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân vào thứ 7 hàng tuần là 46,6%; các ngày làm việc trong tuần 24,1%. Theo kết quả khảo sát, xét tƣơng quan giữa loại tội và thời gian học tập, số liệu khảo sát chỉ ra rằng nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia 0,9% học thứ 7, tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế 72,7%, trong khi đó nhóm tội về tội phạm ma tuý, xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm chiếm 25%... Kết quả khảo sát trên cũng phù hợp với thực tế, vì trong những ngày làm việc, ngoài việc học tập pháp luật phạm nhân còn phải tham gia học tập văn hoá, học nghề và tham gia lao động sản xuất.

“Các ngày trong tuần phạm nhân đi lao động, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì trại tổ chức cho phạm nhân tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Đối với những phạm nhân khơng tham gia thì chúng tôi tổ chức các buổi học tập giáo dục pháp luật cho họ” (Nam, cán bộ giáo dục 45

tuổi, PVS số 1).

Có ý kiến khác “Chúng tôi tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân

mới đến trại chấp hành án và số chưa thực sự tiến bộ. Các phạm nhân còn lại tổ chức học tập giáo dục pháp luật vào thứ bảy” (Nam, cán bộ giáo dục, 50

tuổi, PVS số 5).

Nhìn chung kết quả khảo sát cho thấy thời gian học tập cho phạm nhân nhƣ vậy chỉ mang tính mùa vụ, với thời gian nhƣ vậy quá ít so với nội dung muốn truyền đạt cho phạm nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)